16/04/2024 09:06 GMT+7

Ăn lẩu ai cũng vô tư thò đũa vào nồi, cả mâm chung bát nước chấm nguy cơ mắc bệnh gì?

Cách chấm chung, ăn thức ăn chung vô tư đến phát hoảng ở nhiều gia đình, đám cỗ, làng quê và cả thành thị có nguy cơ gây nhiều bệnh.

Lấy đũa đang ăn thò vào nồi lẩu nguy cơ mắc nhiều bệnh - Ảnh: GIA TIẾN

Lấy đũa đang ăn thò vào nồi lẩu nguy cơ mắc nhiều bệnh - Ảnh: GIA TIẾN

Chị N.C.M., 39 tuổi, ngụ ở Q.3, TP.HCM, kể mới đây chị đi sinh nhật một người bạn trong cơ quan, người bạn này mời các đồng nghiệp trong phòng đi ăn lẩu cá kèo ở gần đó.

Ai cũng "vô tư" thò đũa vào nồi

Khi ngồi ăn lẩu, một số người "vô tư" lấy đũa của mình gắp cá, gắp rau trong nồi lẩu cá kèo. Chị M. và một vài đồng nghiệp khác gắp riêng, nhưng còn một vài người cứ gắp chung như vậy chị thấy mất vệ sinh nhưng không dám nói.

Tương tự, anh P.T.C., 40 tuổi, ngụ ở TP Thủ Đức, kể mới đây anh cũng đi một bữa tiệc tân gia của một người bạn ở dưới Q.8. Bạn anh đặt đội nấu ăn đến tận nhà phục vụ.

Anh C. được xếp ngồi chung với một vài người bạn và những người hàng xóm của bạn anh. Trên bàn chỉ có một vài chén nước tương, nước mắm, muối mặn để chấm nên nhiều người cùng chấm chung một chén.

Đặc biệt khi đến món lẩu bò, nhiều người cùng lấy đũa của mình gắp đồ ăn trong nồi lẩu. Hôm đó, dù bụng vẫn ăn được nữa nhưng anh C. lấy lý do bụng đã rất no để từ chối ăn món lẩu này.

Anh C. nói rất lo ngại cứ ăn chung như thế này, nếu ai đó mắc bệnh sẽ có nguy cơ lây bệnh cho người khác. Nhiều lần khi dùng bữa ăn chung, anh nói không dám ăn canh vì nhiều người dùng đũa của mình gắp đồ ăn trong bát canh, cả chục người chung chén nước chấm (đặc biệt ở khu vực phía Bắc)...

Nguy cơ mắc nhiều bệnh

TS Trần Quốc Cường, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết người dân Việt Nam hay có thói quen ăn chung các món ăn, chấm chung chén mắm, cho đũa vào để cùng vớt đồ ăn từ một nồi lẩu...

Trong số những người ăn chung các món ăn mà có một người mắc bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp cấp, nhiễm H.P, nhiễm viêm gan siêu vi A... thì sẽ có nguy cơ lây bệnh cho những người còn lại.

Hiện nay tỉ lệ người dân Việt Nam mắc bệnh H.P khá cao, chiếm khoảng 70%. Những người mắc H.P nếu không có triệu chứng sẽ không phải điều trị. Tuy nhiên, có một tỉ lệ nhỏ những người mắc bệnh H.P sẽ bị viêm dạ dày, ung thư dạ dày...

Còn bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai, khoa dinh dưỡng tiết chế - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, lo lắng khi nhiều người ăn chung, chấm chung như vậy mà có một người bị nhiễm H.P đã bị đa kháng thuốc sẽ nguy hiểm hơn cho những người còn lại.

Khi những người còn lại bị nhiễm H.P đa kháng thuốc này thì sẽ không có loại thuốc nào có thể điều trị H.P nữa...

Những người bị nhiễm viêm gan siêu vi A sẽ có những triệu chứng như sốt, nhức mỏi, tiêu chảy nhẹ và còn một số ít các trường hợp bị suy gan cấp. Khi đó những trường hợp này sẽ không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, khi bị suy gan cấp nặng có thể gây tử vong.

Bác sĩ Mai bổ sung ăn, gắp chung như vậy còn có thể lây bệnh cúm, COVID-19...

Lý giải về con đường lây bệnh khi ăn uống chung, bác sĩ Mai cho biết khi một người mắc bệnh dùng đũa để ăn chung, chấm chung, nước bọt chứa vi rút, vi khuẩn sẽ theo đũa vào thức ăn, khi người khác gắp thức ăn, vi rút, vi khuẩn này sẽ theo đồ ăn vào cơ thể người đó.

Bác sĩ Mai khuyên để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường ăn uống, cần dùng nước chấm riêng. Khi ăn lẩu cùng nhau nên có một cái vá/muôi để gắp đồ ăn từ lẩu vào chén của mỗi người, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bạn nghĩ sao về thói quen tưởng như vô tư này?

Thăm dò ý kiến

Bác sĩ khuyên khi ăn cùng nhau, mọi người nên dùng nước chấm riêng; ăn lẩu thì dùng vá/muôi múc ra chén mỗi người chứ đừng đũa ai nấy gắp. Bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Pha bỏ cá kèo vào nồi lẩu khiến đám bạn bỏ chạy tán loạn

"Anh em chú ý nhé! Tôi chỉ làm mẫu duy nhất một lần thôi đấy", chàng trai said.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar