09/06/2020 13:53 GMT+7

Ấn Độ phạt 'án chung thân' hổ ăn thịt người

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Một con hổ hung dữ sẽ phải dành cả phần đời còn lại sau song sắt khi các nhà chức trách Ấn Độ cho biết con vật này quá nguy hiểm để được phép sinh sống tự do.

Ấn Độ phạt án chung thân hổ ăn thịt người - Ảnh 1.

Gần 225 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của hổ ở Ấn Độ từ năm 2014 đến năm 2019. Ảnh: scmp.com

Theo hãng tin AFP, một con hổ đực 5 tuổi tại Ấn Độ, được cho là đã từng ăn thịt 3 người và nhiều lần tấn công gia súc, đã phải nhận quyết định bị giam giữ suốt phần đời còn lại vì quá nguy hiểm. Con vật hung dữ này đã lang thang hơn 500 km từ phía Tây bang Maharashtra đến quận Betul của bang Madhya Pradesh vào năm 2018.

'Chúng tôi đã cho nó nhiều cơ hội để tái hoang dã nhưng con hổ vẫn quay lại và có thói quen ăn thịt người. Lựa chọn duy nhất là đặt nó trong điều kiện nuôi nhốt để đảm bảo cả hổ và người đều an toàn', Giám đốc Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã của bang Madhya Pradesh, ông S.K. Mandal, nói.

Con hổ được truyền thông địa phương mệnh danh là 'kẻ lang thang' hay 'kẻ du mục' đã từng bị bắt giữ lần đầu tiên vào tháng 12/2018 sau một hành trình dài và bị giam cầm trong 2 tháng.

Sau khi được gắn chip theo dõi, 'kẻ lang thang' được thả vào một khu bảo tồn hổ và công viên quốc gia. Tuy nhiên, các nhà chức trách cho biết nó thường xuyên đi lạc và săn mồi gần các khu dân cư, tấn công gia súc và gây nguy hiểm cho con người.

Cuối cùng, con hổ đã bị bắt giữ và được đưa đến một sở thú ở thành phố Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh vào hôm 6/6. Các nhà chức trách cho biết quyết định bắt giữ con hổ trưởng thành đã được đưa ra vài tháng trước, nhưng đã bị hoãn lại do lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19.

'Đôi khi con vật sẽ thích nghi với môi trường mới. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi hành vi của nó. Cho đến thời điểm hiện tại, nó vẫn sẽ bị biệt giam. Chúng tôi sẽ quyết định đưa nó tới một sở thú hoặc công viên có rào chắn', ông Kamlika Mohanta, Giám đốc Công viên Quốc gia Bhopal, Van Vihar, nói với AFP.

Nạn phá rừng làm thu hẹp môi trường sống của hổ đã gia tăng trong những thập kỷ gần đây tại quốc gia 1,3 tỉ dân này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ xung đột giữa người với các loài động vật hoang dã.

Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ, gần 225 người đã thiệt mạng sau các cuộc tấn công của hổ từ năm 2014 đến 2019. Thống kê cũng cho thấy hơn 200 con hổ đã bị giết bởi những kẻ săn trộm hoặc bị điện giật trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2018.

Ấn Độ là quê hương của khoảng 70% loài hổ trên thế giới. Năm ngoái, chính phủ nước này cho biết dân số hổ đã tăng lên 2.967 con vào năm 2018 từ mức thấp kỷ lục 1.411 con trong năm 2006.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bia Saigon Dragon Cup 2025 - thêm yêu bóng đá, thêm gắn kết

Không chỉ là một sân chơi giúp những “tài năng sân phủi” tỏa sáng, Giải bóng đá 7 người Bia Saigon Dragon Cup 2025 đã góp phần khơi dậy niềm tự hào địa phương và thêm gắn kết những trái tim có chung nhịp đập tình yêu bóng đá.

Bia Saigon Dragon Cup 2025 - thêm yêu bóng đá, thêm gắn kết

Điểm tin 18h: Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng; Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 9-7-2025

Điểm tin 18h: Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng; Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Các doanh nghiệp tại Mỹ tìm cách né thuế của Tổng thống Donald Trump

Để tránh mức thuế của Tổng thống Donald Trump, các doanh nghiệp tại Mỹ nhập hàng hóa vào những khu vực được chỉ định mà tại đó họ không phải nộp thuế cho đến khi có thể nộp.

Các doanh nghiệp tại Mỹ tìm cách né thuế của Tổng thống Donald Trump

Nam Phi sẽ thực hiện giấy phép du lịch điện tử bắt buộc

Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi, Leon Schreiber, ngày 7-7 đã công bố hệ thống thị thực kỹ thuật số toàn diện sẽ sớm bắt buộc đối với tất cả những người nhập cảnh vào quốc gia này.

Nam Phi sẽ thực hiện giấy phép du lịch điện tử bắt buộc

Starlink và ưu thế vệ tinh của Mỹ

Nếu không có Starlink và SpaceX, Mỹ sẽ mất đi phần lớn vệ tinh đang hoạt động và tụt lại phía sau trong cuộc chiến kiểm soát không gian với Trung Quốc.

Starlink và ưu thế vệ tinh của Mỹ

AI không phải là mối đe dọa đối với ngành du lịch

Theo các chuyên gia trong ngành du lịch tại Bỉ, trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là mối đe dọa đối với việc làm của nhân viên du lịch, mà ngược lại, là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu.

AI không phải là mối đe dọa đối với ngành du lịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar