14/10/2020 17:43 GMT+7

Ấn Độ làm chip từ... phân bò chống được bức xạ điện thoại

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Chip chống bức xạ làm từ phân bò là sản phẩm mới nhất của Ủy ban Bò quốc gia của Chính phủ Ấn Độ. Người đứng đầu ủy ban này khẳng định chỉ cần bỏ chip phân bò này vào ốp lưng điện thoại là đã có thể miễn lo bức xạ.

Ấn Độ làm chip từ... phân bò chống được bức xạ điện thoại - Ảnh 1.

Chip phân bò được đóng gói bài bản và xuất khẩu sang cả Mỹ - Ảnh: AFP

Bò được xem là loài vật linh thiêng tại nhiều bang của Ấn Độ, nơi có đông người theo Hindu giáo. Nước tiểu và phân bò được nhiều người Ấn Độ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, với niềm tin rằng những thứ này có chứa sức mạnh của thần linh.

“Phân bò chống bức xạ, nó bảo vệ tất cả, nếu bạn mang thứ này về nhà thì nơi ở của bạn sẽ không còn bức xạ. Tất cả điều này đã được khoa học chấp thuận,” ông Vallabhbhai Kathiria - chủ tịch Ủy ban Bò quốc gia thuộc Bộ Thủy sản, Chăn nuôi và Sữa Ấn Độ nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 12-10.

"Chúng tôi có để ý và thấy nếu quý vị giữ con chip này trong điện thoại di động của mình, nó sẽ giảm bức xạ đáng kể", ông Kathiria khẳng định nhưng không cung cấp thêm chi tiết gì. Không rõ vì sao sản phẩm này lại được gọi là "chip".

Ủy ban Bò quốc gia được thành lập hồi năm ngoái nhằm mục đích phát triển xà phòng và các loại thuốc từ phân bò. Ngoài chip phân bò, mới đây nhất ủy ban này còn giới thiệu đèn diyas làm từ phân bò vô cùng thân thiện môi trường.

Chủ tịch ủy ban, ông Kathiria, hôm 12-10 đã kêu gọi người dân sử dụng đèn diyas làm từ phân bò của Ấn Độ và tẩy chay đèn diyas do Trung Quốc sản xuất trong dịp lễ Diwali vào tháng 11 tới. Ít nhất 15 bang đã hưởng ứng kế hoạch trên.

Ấn Độ làm chip từ... phân bò chống được bức xạ điện thoại - Ảnh 2.

Một người đàn ông dùng chip phân bò dán lên mặt lưng điện thoại - Ảnh: AFP

"Lượng phân bò tạo ra mỗi ngày ở Ấn Độ rất lớn. Sản xuất các sản phẩm làm từ phân bò có tiềm năng rất lớn", ông Kathiria nhấn mạnh. Những sáng kiến này có thể giúp được rất nhiều trang trại bò đang gặp khó khăn vì COVID-19.

Nói với tờ Indian Express, ông Kathiria cho biết những con chip phân bò đang được sản xuất bởi hơn 500 trung tâm cưu mang bò và có giá khoảng 100 rupee (1,35 USD).

"Một người đang xuất khẩu những con chip như vậy sang Mỹ, nơi nó được bán với giá khoảng 10 USD mỗi chiếc", tờ nhật báo tiếng Anh của Ấn Độ trích lời vị này thông tin thêm.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014, đảng của Thủ tướng Narendra Modi đã dành hàng triệu USD để nghiên cứu các sản phẩm sử dụng phân bò và nước tiểu.

Mặc dù không có bằng chứng khoa học, một số chính trị gia trong đảng của ông Modi đã ủng hộ việc sử dụng phân và nước tiểu để chữa COVID-19.

Ấn Độ làm chip từ... phân bò chống được bức xạ điện thoại - Ảnh 3.

Chủ tịch Ủy ban Bò quốc gia, ông Kathiria, giới thiệu một sản phẩm làm từ phân bò phục vụ cho lễ hội Diwali - Ảnh chụp màn hình

Bắt người bán nước tiểu và phân bò kèm lời rao chống COVID-19

TTO - Người đàn ông Ấn Độ bị bắt sau khi tổ chức một buổi 'tiếp thị' nước tiểu và phân bò với lời quảng cáo có thể giúp người uống chống được COVID-19.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Hình ảnh ông Obama cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao Iran lan truyền để so sánh với chính sách hiện tại, nhưng AFP xác minh đây là ảnh giả.

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Hãng tin AFP xác minh các video lan truyền nói Iran di dời cơ sở hạt nhân trước vụ Mỹ không kích là giả, do AI tạo ra.

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Video lan truyền trên TikTok gây xôn xao vì nói Mỹ ban hành luật cho phép nhập cư trên 7 năm được xin thẻ xanh nhanh chóng.

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Video cháy xe hàng Amazon bị biến thành vụ đánh bom ở Washington DC

Video cháy xe ở Virginia bị lan truyền sai thành vụ khủng bố ở thủ đô Mỹ, dù thực tế chỉ là sự cố không gây thương vong.

Video cháy xe hàng Amazon bị biến thành vụ đánh bom ở Washington DC

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin thú vị về hai hòn đảo nằm cách nhau khoảng 5km nhưng lại có múi giờ lệch nhau đến 22 giờ.

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn

Một video khiến dân mạng hoang mang vì được cho là ghi lại khoảnh khắc một nữ vận động viên nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn.

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar