30/07/2012 10:45 GMT+7

Ấn Độ, Indonesia ủng hộ tự do hàng hải biển Đông

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ rõ ý định muốn mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Indonesia đã đồng lên tiếng ủng hộ tự do hàng hải tại biển Đông.

Phóng to
Ông Natalegawa (trái) và ông Krishna - Ảnh: asiantribune.com

Tình hình biển Đông là một trong những chủ đề chính được đề cập trong cuộc hội kiến của Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna và người đồng cấp Indonesia Marty M. Natalegawa, theo Hãng tin AFP.

Trong một tuyên bố chung, ông Krishna nhấn mạnh yêu cầu tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế. “Chúng tôi đã theo dõi những diễn biến gần đây ở biển Đông. Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và quyền tiếp cận tài nguyên theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”, ông Krishna nói.

“Chúng tôi hết sức mong muốn những nguyên tắc này sẽ được tất cả các bên tôn trọng. Chúng tôi hối thúc các bên quan tâm hơn tới việc đối thoại để giải quyết vấn đề này và hi vọng những tiến bộ sẽ đạt được trong việc triển khai một bộ quy tắc ứng xử sau tuyên bố năm 2002 về biển Đông”.

Trong một liên hệ khá rõ ràng tới Trung Quốc, ông Natalegawa nói sự tăng trưởng của các nước trong vùng phải “có lợi” cho hòa bình và an ninh khu vực. Ông nói các nước ASEAN sẽ tiếp tục những nỗ lực để ra một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông sau thất bại mới đây tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia.

Ông Natalegawa cũng cảnh báo những tranh chấp ở biển Đông đã “thu hút nhiều sự chú ý hơn” và “khả năng xảy ra xung đột hiển hiện hơn bao giờ hết”. Ông nói ASEAN đã thương lượng với Trung Quốc suốt tám năm qua để có được một bộ hướng dẫn cho tuyên bố về việc soạn thảo quy tắc ứng xử trên biển Đông được các bên công bố năm 2002.

Ông Natalegawa nói hầu hết các nước có tranh chấp ở biển Đông sẽ bị hối thúc bởi các cảm tình và đòi hỏi quốc nội, dẫn tới hành xử tương ứng trên trường ngoại giao. “Những kỳ vọng và áp lực đang định hình và ngày càng có ít chỗ cho nhượng bộ, đồng thuận và thương lượng. Đây không phải là một tình thế lưỡng nan, nhưng có một thực tế là các nước tranh chấp có chế độ chính trị khác nhau”, ông nói.

“Chúng ta phải hối thúc các nhà lãnh đạo đặt mình ở vị trí của phía bên kia và không chỉ thông cảm mà phải thấu cảm lẫn nhau. Tôi không biết tình hình quốc nội Trung Quốc như thế nào, nhưng điều này cũng có thể đúng với Trung Quốc. Sẽ có một vòng tròn hành động - đáp trả đầy rủi ro và cần phải can thiệp. Chúng ta đủ sức thay đổi tình hình”.

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Kim Jong Un nổi giận vì sự cố trong lễ hạ thủy tàu chiến mới

Một sự cố xảy ra khi hạ thủy tàu khu trục mới của Triều Tiên khiến ông Kim Jong Un nổi giận, chỉ trích sự cẩu thả và yêu cầu khắc phục.

Ông Kim Jong Un nổi giận vì sự cố trong lễ hạ thủy tàu chiến mới

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Không còn chờ đợi sự ủng hộ từ Washington, Anh và EU đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga hôm 20-5.

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar