20/07/2025 11:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ấn Độ chưa làm được chiếc máy phát điện hoạt động suốt 700 năm

Gần đây, mạng xã hội lan truyền tin Ấn Độ chế tạo được loại máy phát điện “chạy suốt 700 năm” không cần điện hay nhiên liệu. Tuy nhiên đây là tin giả đã được xác minh.

Ấn Độ - Ảnh 1.

Bài viết đính kèm video về một phát minh và mô tả đây là máy phát điện của Ấn Độ có khả năng hoạt động liên tục suốt 700 năm mà không cần điện hay nhiên liệu - Ảnh: AltNews

Ngày 8-7, người dùng X có tên @mRupeshVerma đăng video kèm tuyên bố gây xôn xao: Ấn Độ được cho là đã phát minh ra máy phát điện có thể tự vận hành liên tục 700 năm, không cần điện hay nhiên liệu.

Tài khoản này còn khẳng định đây là "thành tựu công nghệ kỳ diệu" dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, và tuyên bố phát minh đã khiến Mỹ, Trung Quốc, Nga "rúng động".

Ngay sau khi đăng tải, video lan truyền mạnh trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Nhiều người dùng ca ngợi đây là đột phá công nghệ chưa từng có, xem đó là biểu tượng thành công của chính phủ do Đảng Bharatiya Janata (BJP) lãnh đạo.

Tuy nhiên theo trang kiểm chứng Alt News, thông tin kèm video là sai sự thật.

Trước hết, Alt News tìm kiếm từ khóa liên quan trên các trang tin lớn và cơ sở dữ liệu khoa học, nhưng không thấy báo cáo hay xác nhận chính thức nào về phát minh này.

Tiếp theo, bằng công cụ truy vết hình ảnh ngược, Alt News phát hiện đoạn video từng xuất hiện trong một video YouTube đăng tháng 3-2007, cách đây gần 20 năm.

Video gốc cho thấy thiết bị được nhắc đến là "Searl Effect Generator" (SEG) - máy phát từ trường do nhà phát minh người Anh John Searl thiết kế từ thập niên 1940.

SEG hoạt động dựa trên chuyển động quay của các nam châm xếp theo vòng để tạo dòng điện từ tĩnh điện trong không khí.

Video gốc mô tả thiết bị SEG đăng tải trên Youtube năm 2007 - Video: Youtube/DrTerryMoore

Tuy nhiên phát minh SEG chưa được chứng minh hiệu quả một cách khoa học. Nhiều chuyên gia xem đây là "giả khoa học" do thiếu bằng chứng thực nghiệm và không được giới khoa học chính thống công nhận.

Vì vậy video đang lan truyền không phản ánh một thành tựu công nghệ mới của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Modi. Đây là thông tin sai lệch, gắn với một phát minh gây tranh cãi từ thế kỷ trước và không có cơ sở thực tế trong bối cảnh hiện nay.

Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh được điều khiển bằng AI

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video máy bay B-2 của Mỹ bị Su-35 của Nga bao vây là giả

Video ghi lại cảnh máy bay B-2 của Mỹ bị Su-35 và Su-34 của Nga "chặn đầu” thực chất chỉ là video dựng từ trò chơi điện tử.

Video máy bay B-2 của Mỹ bị Su-35 của Nga bao vây là giả

Công an Đồng Tháp làm việc với thanh niên tung tin giả liên quan đến ông Hun Sen

Công an Đồng Tháp đã làm việc với một nam thanh niên để làm rõ hành vi đăng tin giả, sai sự thật trên mạng xã hội.

Công an Đồng Tháp làm việc với thanh niên tung tin giả liên quan đến ông Hun Sen

Núi lửa to bằng thành phố Mỹ có thể phun trào trong năm 2025, nhưng không 'nổ tung' như tin đồn

Núi lửa ngầm Axial ngoài khơi bang Oregon được dự đoán có thể phun trào trong năm 2025, song không gây nguy hiểm như tin đồn.

Núi lửa to bằng thành phố Mỹ có thể phun trào trong năm 2025, nhưng không 'nổ tung' như tin đồn

Phòng Bầu dục thời ông Trump được dát vàng lộng lẫy

Bài viết so sánh Phòng Bầu dục Biden - Trump lan truyền, gây chú ý vì nội thất dát vàng dưới thời ông Trump.

Phòng Bầu dục thời ông Trump được dát vàng lộng lẫy

Thông tin nhóm du khách bị mắc kẹt khi tham quan Tam Cốc - Bích Động là không chính xác

Ngày 19-7, trên một số trang mạng xuất hiện thông tin có nhóm du khách bị mắc kẹt do mưa to gió lớn trong quá trình tham quan tại Khu du lịch Tam Cốc, tỉnh Ninh Bình.

Thông tin nhóm du khách bị mắc kẹt khi tham quan Tam Cốc - Bích Động là không chính xác

Phát ngôn 'tự thú' giả mạo CEO Astronomer lan truyền trên mạng

Một tuyên bố xin lỗi được cho là của CEO Astronomer lan truyền trên mạng. Tuy nhiên, tài khoản đăng bài bị xác nhận là giả mạo.

Phát ngôn 'tự thú' giả mạo CEO Astronomer lan truyền trên mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar