02/10/2015 16:16 GMT+7

Mùa hạt dẻ về 

H.HÂN
H.HÂN

TTO - Mùa này nếu có dịp lên vùng cao Tứ Sơn (Lục Nam, Bắc Giang), bạn sẽ có trải nghiệm thú vị: cùng bà con nơi đây nhặt những hạt dẻ đen nhánh, đặc sản từ những cánh rừng bạt ngàn.

Bạt ngàn cánh rừng dẻ - Ảnh: Hoàng Hân

Khu vực Tứ Sơn bao gồm 4 xã Vô Tranh, Trường Sơn, Bình Sơn, Lục Sơn, là một trong những xã vùng cao của tỉnh Bắc Giang.

Địa hình chủ yếu là đồi núi, cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng từ những mảnh đồi cằn cỗi, thiên nhiên đã ưu đãi cho mảnh đất này những sản vật ít nơi nào có được, những sản vật mang đậm hương vị nắng gió vùng cao.

Và hạt dẻ chính là một trong những sản vật đó.

Với người dân nơi đây, mỗi khi thu về ngang qua các cánh rừng dẻ, bất chợt nhìn thấy những hạt dẻ đen nhánh nằm trên lớp lá mục, ngẩng lên thấy những những chiếc gai dẻ đang “mở miệng cười”, như vậy là đã biết rằng một mùa hạt dẻ nữa lại về.

Cùng chẳng biết những cây dẻ có mặt trên mảnh đất này từ bao giờ, lũ trẻ tôi chỉ biết ông bà xưa hay kể chính những hạt dẻ là thực phẩm cứu đói và những cánh rừng dẻ cũng là nơi sơ tán, trú ẩn cho bộ đội và nhân dân trong những năm kháng chiến ác liệt.

Cứ thế cho đến bây giờ, những cây con lại nối tiếp mọc lên thay những cây đã già cỗi và nơi đây vẫn duy trì được những cánh rừng bạt ngàn hiếm nơi nào có được.

Cây dẻ - Ảnh: Hoàng Hân

Cây dẻ thuộc loại cây thân gỗ, có những cây già một vòng tay người lớn ôm không hết. Cây dẻ ra hoa vào mùa đông năm trước. Những chùm hoa li ti màu trắng bao trùm khắp các cánh rừng và rồi từ những bông hoa đó qua nhiều tháng trở thành quả.

Những hạt dẻ được bao bọc bởi một lớp vỏ ngoài sần sù, gai góc. Đến tận thu năm sau mới chuyển từ màu xanh sang nâu. Khi đó hạt dẻ đã già, lớp vỏ gai ngoài đã chuyển sang màu vàng, chúng bắt đầu bung ra và những hạt dẻ rơi xuống đất.

Đó là khi người dân rủ nhau lên rừng nhặt hạt dẻ.

Những chùm hoa dẻ sai trĩu - Ảnh: Hoàng Hân
Hạt dẻ vẫn còn xanh - Ảnh: Hoàng Hân
Hạt dẻ rơi lấp ló trên những thảm lá mục - Ảnh: Hoàng Hân

Chuẩn bị vào mùa dẻ, người dân nơi đây lại dọn dẹp, phát quang các khu rừng để công việc nhặt hạt dẻ trở lên dễ hơn.

Nhặt hạt dẻ không phải là công việc nhàn hạ đối với người dân nơi đây. Họ phải dậy nhặt từ tờ mờ sáng đến khi mặt trời bắt đầu xuống núi, tỉ mẩn ngồi bới từng lớp lá mục nhặt những hạt dẻ trốn đâu dưới lớp thảm thực vật dày.

Nhiều hạt vẫn chưa chịu chui ra khỏi lớp vỏ ngoài, lại tỉ mẩn bóc tách những lớp gai cứng bên ngoài để lấy những hạt dẻ bên trong, dù khéo mấy vẫn bị gai đâm vào tay đau buốt. Những vết thâm tím nhỏ li ti trên những ngón tay cứ đến mùa này lại xuất hiện.

Mùa dẻ về, cả người già và trẻ con khi được nghỉ học cũng lên rừng nhặt dẻ phụ giúp bố mẹ. Những cánh rừng trở lên huyên náo và nhộn nhịp hơn bởi những tiếng nói cười, tiếng gọi nhau í ới của mọi người.

So với hạt dẻ Trùng Khánh thì hạt dẻ ở đây có thể kém hơn về kích thước nhưng hương vị đậm đà khó có thể nào quên. Hạt dẻ chỉ bé bằng đầu đũa, to lắm chỉ nhỉnh hơn chút ít. Nhưng hạt dẻ nhặt về được thương lái đến thu mua và mang đi tiêu thụ ở khắp các tỉnh thành trong nước.

Người dân cần mẫn bên những cánh rừng - Ảnh: Hoàng Hân

Hạt dẻ là món ăn vặt vô cùng chuộng đối với người dân miền Bắc khi đông về. Thích hợp và đơn giản nhất là cho lên răng. Hạt dẻ đãi trong nước sạch loại bỏ những hạt hỏng, hạt nổi, sau đó cho vào chảo gang rang trên bếp lửa.

Rang dẻ cũng đòi hỏi người rang phải khéo, điều chỉnh nhiệt độ sao cho đều, nếu rang kỹ quá dẻ sẽ bị cứng khó ăn. Hạt dẻ rang đạt là những hạt dẻ đã nứt vỏ, nhân có mùi thơm và khi ăn thì dẻo.

Dẻ cũng có thể tách nhân nấu xôi hoặc nấu cháo, mỗi món lại có một hương vị riêng.

Thành quả sau một buổi sớm - Ảnh: Hoàng Hân

Những cây dẻ ở đây không cần chăm bón, cứ thế lớn lên, cứ lớp cây này nối tiếp lớp cây kia tạo thành những rừng dẻ ngút ngàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nơi đây gọi dẻ là “cây vàng” cũng vì vậy.

Vào những ngày này nếu có dịp ghé thăm mảnh đất vùng cao này, bạn nhớ cùng người dân nơi đây đi nhặt hạt dẻ đen óng sẽ có một trải nghiệm thật khó quên.

Và chắc chắn rằng buổi tối bạn sẽ được chủ nhà thiết đãi một chảo hạt dẻ rang thơm lừng bên bếp lửa. Những nhân hạt dẻ dẻo thơm quyện cùng với ấm áp của tình người vùng cao thật khó quên…

H.HÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar