22/02/2017 08:40 GMT+7

Ám ảnh đường ngang băng qua đường sắt

LÊ TRUNG - TRẦN MAI - NHẬT LINH
LÊ TRUNG - TRẦN MAI - NHẬT LINH

TTO - Vụ tai nạn giữa tàu khách SE2 và xe tải đang cố vượt đường ray vào mỏ đá ở xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) chiều 20-2 khiến ngành chức năng phải nhìn lại việc xử lý những đường ngang dân sinh.

Hiện trường vụ tai nạn chiều 20-2 tại xã Lộc Thủy - Ảnh: T. Mai

Thực tế cho thấy tại những đường ngang giao cắt tuyến đường sắt Bắc - Nam đã xảy ra nhiều cái chết thương tâm, đồng thời gây thiệt hại không nhỏ cho ngành đường sắt.

Riêng ở xã Lộc Thủy, vụ tai nạn nêu trên không phải là đầu tiên. Ngày 3-9-2012, chiếc taxi do tài xế Nguyễn Thanh Vũ điều khiển chạy từ quốc lộ 1 rẽ vào thôn An Bàng đã bất chấp tiếng còi hiệu của tàu hỏa, cố vượt qua đường ngang thì gặp phải tàu hàng số hiệu 240-T1 chạy hướng Nam - Bắc tông mạnh, làm 1 người chết và 4 người bị thương.

Cương quyết lắp rào chắn

Theo ông Nguyễn Văn Mạnh - chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong 5 năm trở lại đây trên địa bàn huyện xảy ra 3 vụ tai nạn ở đường ngang giữa tàu hỏa với ôtô khiến 5 người chết.

Ông Mạnh cho biết trong tổng số gần 60 đường ngang dân sinh ở địa bàn huyện có rất ít đường đảm bảo tiêu chuẩn. Trong đó có những đường ngang hình thành từ rất lâu, việc cấm các đường ngang rất khó.

Giải pháp của địa phương chủ yếu là tuyên truyền, vận động, cảnh báo, phát quang quanh đường ngang để tạo tầm nhìn.

“Chúng tôi mong các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là ngành đường sắt, đầu tư các đường ngang bài bản và đạt chuẩn để hạn chế tai nạn giao thông, đảm bảo tính mạng của người dân” - ông Mạnh nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Quang Khôi - cục trưởng Cục Đường sắt, Bộ GTVT - cho rằng ý thức của người điều khiển phương tiện vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn.

Ông Khôi đề nghị “nên thêm vào chương trình đào tạo lái ôtô qua đường ngang giao nhau với đường sắt trong hệ thống văn bản pháp luật”.

Ông Khôi còn nói để giảm thiểu tai nạn một cách căn cơ, ngành đường sắt sẽ khảo sát toàn bộ các đường ngang dân sinh, kiểm tra hệ thống đèn hiệu, biển cảnh báo, cần chắn.

“Bên cạnh đó, phải có sự hỗ trợ quyết liệt của địa phương nhằm ngăn chặn tình trạng lấn chiếm hành lang đường sắt gây mất tầm nhìn” - ông Khôi nói.

“Ở những nơi có khu công nghiệp nằm cạnh đường sắt thì hầu như khi đầu tư xây dựng người ta quên mất việc đảm bảo an toàn khi đi đường sắt. Tôi nghĩ các khu công nghiệp, khu kinh tế phải tính toán đến phương án làm cầu vượt, đường gom đối với những đoạn có đường sắt đi qua” - ông Khôi bày tỏ.

Có mặt tại hiện trường vụ tai nạn, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu phải xử lý triệt để tình trạng mất an toàn ở các đường ngang dân sinh.

Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng, đường nào cần thiết thì phải cương quyết lắp rào chắn, địa phương phải phối hợp với ngành đường sắt xử lý nghiêm việc lấn chiếm hành lang.

Đối với những công trình đang thi công gần đường sắt, địa phương phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm.

Giải mã hộp đen tàu lửa tìm nguyên nhân tai nạn

Trong một diễn biến khác, chiều 21-2, đại tá Lê Quốc Hùng, giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết hiện các bên liên quan đang tiến hành giải mã hộp đen của tàu SE2 để tìm ra nguyên nhân vụ việc.

“Theo điều tra bước đầu thì khi xảy ra va chạm, tàu lửa vẫn chưa đạt được tốc độ tối đa nên khả năng lỗi do lái tàu chủ quan là rất thấp” - ông Hùng nói.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Thừa Thiên - Huế, hiện vẫn chưa thống kê được thiệt hại ngoài 3 người chết, 4 người bị thương.

Ông Sơn nói chỉ mới tạm thời thông tuyến đường sắt Bắc - Nam vào sáng 21-2, việc khắc phục ở tuyến đường xảy ra tai nạn sẽ còn diễn ra trong thời gian dài.

“Các đầu máy, toa tàu gặp nạn sẽ được đưa về Đà Nẵng để sửa chữa. Có khả năng chúng tôi sẽ dùng đến xe cẩu chuyên dụng để chở đầu tàu về Đà Nẵng” - ông Sơn nói.

Về phía chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra các tuyến đường ray ngang với đường dân sinh trên địa bàn tỉnh.

Riêng với địa điểm xảy ra vụ tai nạn, ông Cao nói đã làm việc với ngành đường sắt, sẽ có kế hoạch lắp đặt thêm hệ thống cảnh báo.

LÊ TRUNG - TRẦN MAI - NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Sau các vụ sụt đường ở Tây Ninh, máy bay trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất…, bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành công điện đề nghị tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên lĩnh vực.

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp

Trên mạng xã hội tràn lan vé mời dự kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc lễ hội Hoa Phượng đỏ, rao bán công khai với giá từ 1 đến 3 triệu đồng/cặp.

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Khắc phục tường rào công ty, trụ điện bị đổ gãy sau mưa lớn ở Bình Dương

Cơn mưa lớn kéo dài ở Bình Dương đã khiến 30m tường rào công ty bị đổ sập, 4 trụ điện và đèn tín hiệu bị ngã đổ, nhiều nơi ngập sâu. Lực lượng chức năng đang khẩn trương khắc phục sự cố.

Khắc phục tường rào công ty, trụ điện bị đổ gãy sau mưa lớn ở Bình Dương

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 10-5, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar