12/11/2024 05:54 GMT+7

AI - 'trợ thủ' đắc lực của đại biểu Quốc hội

Dù đã có nhiều quy định giới hạn thời gian phát biểu, yêu cầu trao đổi đi thẳng vào trọng tâm, không phát biểu lặp với những ý kiến khác nhưng việc cải thiện chất lượng thảo luận ở nghị trường Quốc hội vẫn là nhu cầu bức thiết.

AI - 'trợ thủ' đắc lực của đại biểu Quốc hội - Ảnh 1.

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh phát biểu tại phiên chất vấn chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 11-11 - Ảnh: QUOCHOI.VN

Để giải quyết các thách thức này, trí tuệ nhân tạo (AI) như một công cụ hữu hiệu, giúp các đại biểu tiết kiệm thời gian, nắm bắt thông tin kịp thời và tối ưu hóa quá trình thảo luận chính sách ở Quốc hội.

Công cụ hữu hiệu

Trong bối cảnh mới, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối mặt với nhiều thách thức trong việc thảo luận và xây dựng chính sách, từ khối lượng tài liệu khổng lồ đến áp lực hiểu biết chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với thời gian của mỗi kỳ họp, ĐBQH phải xử lý hàng nghìn trang báo cáo và dự thảo luật, gây áp lực lớn đến sức khỏe và khả năng tập trung vào các nội dung chính.

Bên cạnh đó, ĐBQH đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, không thể hiểu sâu tất cả các lĩnh vực, dẫn đến việc phân tích và phản biện có thể thiếu tính chuyên môn. Thảo luận chính sách và các dự thảo luật đòi hỏi ĐBQH nắm chắc đường lối của Đảng, xu hướng quốc tế, cũng như những vấn đề nổi cộm mà đất nước đang và sẽ đối mặt để đưa ra những ý kiến, giải pháp thiết thực.

Tuy nhiên, khối lượng công việc lớn và thiếu công cụ hỗ trợ tối ưu khiến nhiều đại biểu gặp khó khăn trong việc cập nhật nhanh chóng thông tin và phản biện chính xác.

Nếu các ĐBQH được trang bị kỹ năng công nghệ thông tin (IT) và biết cách khai thác hiệu quả AI, AI có thể giúp đại biểu không chỉ rút ngắn thời gian tìm kiếm, đọc thông tin mà còn hỗ trợ phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp và đánh giá thông tin hiện tại cũng như xu hướng tương lai.

AI cho phép có thêm các góc nhìn đa chiều, giúp họ đưa ra các ý kiến phản biện thực tế và sắc sảo hơn trước các vấn đề quốc kế dân sinh. Từ việc tóm tắt nhanh chóng hàng trăm trang tài liệu chỉ trong vài giây, giúp đại biểu nắm bắt các ý chính mà không cần đọc toàn bộ văn bản, đến khả năng dự báo các tác động của chính sách, AI hỗ trợ đại biểu đưa ra các ý kiến có tính dự báo cao, giúp nghị trường có được các phản biện mang tính thuyết phục và toàn diện hơn.

Điểm đặc biệt là AI có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ, cập nhật báo cáo và số liệu từ khắp nơi trên thế giới, giúp ĐBQH nắm bắt xu hướng toàn cầu và học hỏi từ các quốc gia khác. Công cụ này giúp đại biểu so sánh, chọn lọc và vận dụng hiệu quả các chính sách phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Nhờ đó ĐBQH có thể tăng cường chất lượng phát biểu, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong các phiên thảo luận mà vẫn tránh được lúng túng khi gặp phải các vấn đề phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu.

AI kết nối với thông tin cử tri và dư luận xã hội

Thông tin từ cử tri qua các cuộc gặp mặt đại diện và dư luận xã hội qua báo chí là nguồn thông tin quan trọng giúp mỗi ĐBQH hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Khối lượng thông tin này lớn và khó xử lý, nhưng AI có thể hỗ trợ phân tích và tổng hợp từ các nguồn khác nhau, giúp ĐBQH sàng lọc các vấn đề chính yếu mà không phải tìm kiếm thủ công qua các công cụ truyền thống. Điều này giúp đại biểu đưa ra các ý kiến phản ánh đúng thực trạng và nhu cầu của xã hội, đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của cử tri.

Bước vào kỷ nguyên công nghệ số, mỗi ĐBQH cần trang bị kỹ năng công nghệ để khai thác AI một cách hiệu quả, bao gồm sử dụng công cụ phân tích dữ liệu và cập nhật thông tin qua các nền tảng kỹ thuật số. AI không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là "người bạn đồng hành" giúp ĐBQH vượt qua các thách thức, nâng cao chất lượng phát biểu và ra quyết định sáng suốt hơn.

Với khả năng tóm tắt, phân tích dữ liệu và dự báo xu hướng, AI góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng các phiên thảo luận tại Quốc hội. Trong thời đại số, ĐBQH rất cần phải có kỹ năng công nghệ để đáp ứng yêu cầu mới, mang lại giá trị thiết thực cho cử tri và đất nước. Đại biểu am hiểu và có những ý kiến xác đáng luôn là mong muốn của cử tri cả nước.

Thách thức và hạn chế của việc sử dụng AI

Dù AI mang lại nhiều lợi ích, việc sử dụng nó vẫn còn những hạn chế cần lưu ý. AI phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu đầu vào; nếu dữ liệu không chính xác, kết quả phân tích có thể lệch lạc và ảnh hưởng đến nhận định của đại biểu. Bên cạnh đó, AI không thể thay thế sự hiểu biết chuyên sâu và phán đoán của đại biểu trong các vấn đề nhạy cảm.

Việc đào tạo và nâng cao kỹ năng công nghệ cho ĐBQH cũng là thách thức lớn để đảm bảo họ sử dụng AI hiệu quả mà không phụ thuộc hoàn toàn vào công cụ này. Ngoài ra, vấn đề bảo mật quốc gia và quyền riêng tư cần được chú trọng để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm liên quan đến các thông tin cử tri và dư luận xã hội.

Tài sản số, trí tuệ nhân tạo (Al) lần đầu được đưa vào luật

Trong dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Chính phủ đề xuất các nội dung để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI) và quy định về tài sản số.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đăng tin giả lên mạng: chơi dao có ngày đứt tay!

Một phụ nữ vừa bị cơ quan có thẩm quyền tỉnh Khánh Hòa xử phạt 5 triệu đồng vì đăng thông tin, hình ảnh sai sự thật trên Facebook.

Đăng tin giả lên mạng: chơi dao có ngày đứt tay!

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Việc tăng giá đất nông nghiệp là cần thiết để giảm áp lực tài chính khi đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhưng...

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Nhiều bạn đọc thắc mắc việc căn cước công dân chưa cập nhật địa chỉ mới có ảnh hưởng đến công chứng, chứng thực hay các giao dịch không?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar