![]() |
Tài sản phải kê khai là nhà đất, đá quí, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên - Ảnh: N.C.T. |
* Sắp tới ai sẽ phải kê khai tài sản, thưa ông?
- Ông MAI QUỐC BÌNH: Theo dự thảo nghị định, không phải ai cũng kê khai tài sản. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) chuyên trách, người ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND; cán bộ công chức từ phó trưởng phòng cấp quận, huyện và tương đương trở lên.
![]() |
Còn ở cấp phường, xã, những cán bộ sau đây phải kê khai tài sản: bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên HĐND - UBND, trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự và các chức danh chuyên môn khác như văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội.
Việc kê khai tài sản ở 17 bộ, ngành như tài chính, công nghiệp, giáo dục - đào tạo, giao thông vận tải, kế hoạch - đầu tư, tài nguyên - môi trường, tư pháp, bưu chính - viễn thông... thì do bộ trưởng qui định chi tiết ai sẽ kê khai.
* Việc kê khai sẽ được thực hiện định kỳ hay chỉ làm khi được bổ nhiệm, phê chuẩn, bầu cử, ứng cử?
- Việc kê khai sẽ thực hiện hằng năm. Người có nghĩa vụ kê khai phải nộp lại bản kê khai sau 10 ngày kể từ ngày nhận mẫu kê khai. Nếu kê khai không đúng qui định sẽ phải khai lại, sau đó nếu đã hoàn chỉnh đúng mẫu thì hồ sơ sẽ được lưu và vào sổ theo dõi. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31-12.
* Tài sản sau khi kê khai có phải xác minh lại?
- Chỉ xác minh đối với những người dự kiến được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm nhưng phải có văn bản yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thường trực HĐND, cơ quan thường trực của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; những người dự kiến được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm mà có đơn tố cáo thì cũng phải xác minh tài sản. Mục đích của việc xác minh tài sản là thông qua xem xét, đánh giá, kết luận về tính trung thực của việc kê khai tài sản nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính.
Trong trường hợp có quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật cũng xác minh tài sản nếu thấy cần phải thu thập thêm thông tin có liên quan. Còn việc xác minh tài sản đối với người có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo các qui định của pháp luật tố tụng hình sự.
Tài sản phải kê khai là nhà, quyền sử dụng đất, kim khí quí, đá quí, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; thu nhập phải chịu thuế theo qui định của pháp luật và sự biến động của các loại tài sản đó. Biến động về tài sản phải kê khai là sự tăng, giảm các loại tài sản phải kê khai so với lần kê khai gần nhất. (Trích dự thảo nghị định minh bạch tài sản, thu nhập) |
- Chỉ những trường hợp phải xác minh tài sản thì có chuyện công khai bản kết luận về sự minh bạch. Trong quá trình kê khai tài sản phải có biên bản xác minh tài sản, giải trình của người được xác minh, báo cáo xác minh, kết luận xác minh. Những hồ sơ này sẽ được quản lý theo qui định về quản lý hồ sơ cán bộ. Việc tiết lộ thông tin của hồ sơ xác minh bị nghiêm cấm.
* Việc niêm yết công khai tài sản sẽ bằng hình thức nào, công khai ở đâu, thưa ông?
- Dự thảo chưa đề cập đến việc này. Sau cuộc lấy ý kiến tại các tỉnh phía Nam (vào ngày 6-9 vừa qua) chúng tôi sẽ tổ chức lấy ý kiến ở các tỉnh miền Trung. Trong quá trình lấy ý kiến sẽ bổ sung cho đầy đủ.
* Trường hợp người kê khai tài sản kê khai không trung thực thì sao?
- Người bị kết luận về kê khai tài sản không trung thực thì bị xử lý bằng một trong những hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc. Người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn khi có kết luận kê khai không trung thực thì ngoài việc không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ đã dự kiến còn phải bị xử lý kỷ luật.
* Luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực thi hành từ tháng 6-2006 nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai thực hiện. Ngoài dự thảo nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập, cần có cơ chế gì để luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, thưa ông?
- Những qui định, cơ chế nhằm đưa luật đi vào cuộc sống nằm trong dự thảo nghị định thi hành Luật phòng chống tham nhũng đã được Thanh tra Chính phủ đệ trình Chính phủ và dự kiến được ký ban hành trong tháng 10-2006. Nghị định này cụ thể hóa các qui định trong luật, chủ yếu đưa ra khung chế tài các hành vi dễ phát sinh tham nhũng.
Thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, theo tôi, “phòng” là căn bản nhưng các trường hợp đã vi phạm thì phải xử lý theo pháp luật, khởi tố vụ án và xét xử nghiêm minh. “Phòng” là đưa ra các cơ chế, giải pháp về quản lý trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội, từng cơ quan nhà nước, không tạo kẽ hở để dễ dàng lợi dụng.
* Lĩnh vực nào dễ tham nhũng nhất được qui định trong dự thảo nghị định thi hành Luật phòng chống tham nhũng?
- Lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA, đất đai, qui hoạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, mua sắm máy móc, trang thiết bị trong các công trình, các dự án có nguồn vốn từ ngân sách, vốn kinh doanh của đơn vị nhà nước. Nghị định sẽ đưa ra các qui định hạn chế cơ chế xin-cho. Nói về xin-cho thì luật cũng có nêu, nghị định có hướng dẫn nhưng bây giờ bảo hết xin-cho chưa, có thể nói ngay là chưa hết được.
Tôi ví dụ trong qui chế đấu thầu mặc dù Nhà nước có qui định, hướng dẫn nhưng vẫn bị lợi dụng, làm không đúng qui định và còn nhiều sơ hở lắm. Nghị định sắp ban hành qui định rõ vai trò quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trên nhằm thực hiện tốt công tác phòng và chống tham nhũng.
Bình luận hay