19/03/2023 15:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

AI giúp các nhà khoa học 'nói chuyện' với động vật

Lĩnh vực 'âm thanh sinh học kỹ thuật số' đang phát triển giúp chúng ta hiểu về động vật hơn bao giờ hết.

AI giúp các nhà khoa học nói chuyện với động vật - Ảnh 1.

Loài dơi có khả năng giao tiếp phức tạp - Ảnh: SCIENTIFIC AMERICAN

Các cảm biến tiên tiến và trí tuệ nhân tạo (AI) trên máy tính có thể giúp chúng ta giao tiếp với các loài động vật. Hiện nay, các nhà khoa học bắt đầu "trò chuyện" với các loài như dơi và ong mật.

Trí tuệ nhân tạo "hiểu rõ" ngôn ngữ động vật

Các biên tập viên trang Scientific American đã có cuộc trò chuyện với giáo sư Karen Bakker tại Đại học British Columbia (Canada) và là thành viên tại Viện Nghiên cứu cao cấp Harvard Radcliffe (Mỹ) về cách các nhà nghiên cứu đang tận dụng công nghệ mới để hiểu được giao tiếp của động vật.

Họ cho biết hiện nay, lĩnh vực "âm thanh sinh học kỹ thuật số" phát triển nhằm hiểu cách giao tiếp của động vật. Chẳng hạn, thay vì cố gắng dạy chim nói tiếng Anh, các nhà nghiên cứu đang giải mã những gì chúng nói với nhau bằng tiếng chim.

Họ sử dụng máy cảm biến di động giống chiếc máy thu âm nhỏ, đặt chúng ở trên cây, trên đỉnh núi, thậm chí trên lưng cá voi và chim.

Máy cảm biến này ghi lại âm thanh suốt 24/7 ngày đêm với vô số dữ liệu. Máy tính Al sau đó áp dụng thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên - giống như thuật toán được Google dịch sử dụng - để phát hiện các mẫu trong các bản ghi và bắt đầu giải mã những gì động vật đang nói với nhau.

Phát hiện thú vị: Dơi mẹ dùng ngôn ngữ riêng với con

Một nhà nghiên cứu tên Yossi Yovel đã ghi lại âm thanh và video của gần 20 con dơi ở Ai Cập trong hai tháng rưỡi.

Nhóm của ông đã điều chỉnh một chương trình nhận dạng giọng nói để phân tích 15.000 âm thanh, sau đó thuật toán sẽ so sánh các âm thanh cụ thể với các tương tác xã hội nhất định trong video, chẳng hạn như tranh giành thức ăn hoặc giành tư thế ngủ.

Qua nghiên cứu này, kết hợp với một số nghiên cứu liên quan khác, họ nhận thấy loài dơi có khả năng giao tiếp phức tạp.

Cụ thể, chúng có tiếng gọi nhau giống như gọi tên riêng và cả phân biệt giới tính khi giao tiếp với nhau. Ngoài ra, mỗi loài dơi lại có tiếng nói "địa phương". Chúng thường tranh cãi về thức ăn và tư thế ngủ. Chúng cũng biết xa cách xã hội khi bị bệnh.

Điều thú vị nhất là dơi mẹ sử dụng tiếng mẹ riêng của chúng với những đứa con. Và chúng có ngôn ngữ nựng nịu những đứa con rất riêng. Điều này làm cho dơi con bập bẹ trở lại và có thể giúp chúng học những từ hoặc âm thanh cụ thể.

"Chúng ta không thể nói chuyện với dơi, nhưng máy tính với cảm biến điện tử và loa thì có thể", giáo sư Karen nói. 

Ong robot "chỉ đạo" ong thật

Rõ ràng động vật có những cách giao tiếp phức tạp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ trước đây.

Nhà nghiên cứu ong tên Tim Landgraf cho biết ong không chỉ sử dụng âm thanh mà còn cả chuyển động của cơ thể để nói, họ gọi đấy là "điệu nhảy lắc lư".

Landgraf và nhóm của ông đã sử dụng điệu nhảy kết hợp xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Giống như trong nghiên cứu về dơi, máy tính Al phân tích hình ảnh, giải mã cả âm thanh và tiếng ngọ nguậy của ong. Từ đó giúp nhóm nghiên cứu theo dõi từng con ong và dự đoán câu chuyện giữa chúng.

Sau đó nhóm của Landgraf đã mã hóa những gì họ thu thập được thành một con ong robot.

Sau 7-8 mẫu thử nghiệm, họ đã có một con robot có thể thực sự đi vào tổ ong, sau đó nó sẽ phát ra các lệnh như tín hiệu và đàn ong sẽ tuân theo.

'Điểm danh' động vật hoang dã đến bệnh viện thú y khám bệnh

Giống như con người, nhiều động vật hoang dã khi bị bệnh cũng được cứu chữa cẩn thận, kịp thời.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Nếu tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' 2024 YR4 đụng trúng Mặt trăng vào 7 năm nữa, các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh đang quay quanh Trái đất.

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Các nhà khoa học đã phát triển một xét nghiệm giúp xác định những phụ nữ có nguy cơ sẩy thai cao, mở đường cho các phương pháp điều trị mới nhằm ngăn ngừa sự cố thương tâm này.

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Người dân sống tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, ở miền bắc Chile, bất ngờ trước cảnh tượng ngoạn mục khi tuyết phủ trắng khu vực này chỉ sau một đêm.

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các đợt sóng nhiệt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu ở thanh thiếu niên.

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?

Ánh sáng hiện diện khắp nơi trong vũ trụ, nhưng liệu nó có xuất hiện ngay sau vụ nổ Big Bang?

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?

Thuốc giảm đau làm từ... rác thải nhựa

Các nhà khoa học Anh đã dùng vi khuẩn E. coli biến đổi gene để chuyển đổi các phân tử nhựa thành thuốc giảm đau acetaminophen, hay còn gọi là paracetamol.

Thuốc giảm đau làm từ... rác thải nhựa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar