19/10/2021 07:52 GMT+7

Ai giữ an toàn khi trẻ học trực tuyến?

QUẾ CHI
QUẾ CHI

TTO - Đã có những cái chết thương tâm, lắm kiểu thiệt hại đã xảy ra cho trẻ em khi chúng đang ở yên trong nhà, khi đang học trực tuyến. Phải chăng người lớn chưa lưu tâm đúng mức đến việc tạo cho trẻ một góc học tập an toàn?

Ai giữ an toàn khi trẻ học trực tuyến? - Ảnh 1.

Học sinh Khánh Giang, lớp 10 Trường THPT Marie Curie, học online - Ảnh: TỰ TRUNG

Một bé trai 9 tuổi ở Hà Nội đã qua đời trong giờ học online khi người lớn vừa đi ra ngoài. Tôi thật sự bị ám ảnh bởi hình ảnh một chiếc kéo bằng kim loại kiểu như kéo cắt tóc (không có chỗ nào bọc nhựa) chỏng chơ tại hiện trường. Nguyên nhân được thông tin do em đã chọt kéo vào ổ cắm và bị điện giật.

Trăm kiểu thiệt hại

Cách nay mấy hôm lại thêm một vụ trẻ tử vong khi đang học trực tuyến, điện thoại nổ và em qua đời vì bỏng nặng khi áo quần cháy. Cũng không có người lớn cứu giúp em. Còn đang xác minh thêm nguyên nhân phát cháy nhưng có thể thấy nơi em học không đủ an toàn.

Dạo một vòng câu chuyện từ những gia đình có con trẻ đang học online sẽ thấy không ít kiểu rủi ro khi trẻ học không có sự giám sát của người lớn. Trẻ có trăm kiểu nghịch ngợm phá hỏng máy tính, điện thoại hoặc nếm trải cảm giác tê tê khi chạm tay chân vào nguồn điện quanh bàn học. Trẻ vừa ôm máy tính bảng vừa mê say múa, máy rơi bể nát. Đang giờ học, trẻ cầm compa, bút bi, kéo, thước chọt vào bất cứ chỗ nào thuận tay và thích mắt. Hư đồ, có khi tốn cả chục triệu đồng mà con mình không sao đã hú hồn, hú vía rồi!

Khi người lớn buộc phải làm việc ở nhà và trẻ con học trực tuyến vì đại dịch thì nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử tăng vọt. Nhưng liệu có bao nhiêu người lớn tự nâng cấp kiến thức về việc sử dụng trang thiết bị nhằm phục vụ cho việc họp và học trực tuyến này? Có bao nhiêu người biết và tuân thủ nguyên tắc "đang sạc thì không dùng, đang dùng thì không sạc" điện thoại? Các trường có lưu tâm đúng mức khi đưa ra các giải pháp về thời lượng học của trẻ lẫn thiết bị sử dụng để học?

Rất nhiều ý kiến về việc học trực tuyến thế nào cho hiệu quả, các nỗ lực hỗ trợ thiết bị để học online cho trẻ em nghèo, vùng xa nhưng có lưu ý nào về vấn đề của việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ học online chưa? Tôi nghĩ nhiều về một điều vừa được biết.

Ở Tây Ninh, có một ngôi trường chuyên biệt (dạy trẻ khuyết tật), ngày 13-9 cả học sinh lẫn phụ huynh và nhất là giáo viên căng thẳng vì lựa chọn học trực tuyến. Và nhiều giáo viên phải dạy buổi tối vì khi ấy phụ huynh mới ở nhà để giúp con có thể học. Nghĩ thêm từ chuyện này, trẻ bình thường có thể không cần phụ huynh ngồi kề bên hỗ trợ nhưng cùng tham gia để có thể vừa giúp con học, vừa giảm thiểu các rủi ro là việc trẻ nào cũng cần khi trẻ hay táy máy tay chân và nghịch phá mọi vật xung quanh.

Phụ huynh chưa làm hết trách nhiệm?

Không gian học ở nhà lắm khi không an toàn bằng ở lớp. Những vật sắc nhọn, dễ cháy, dễ vỡ, hóa chất các kiểu vẫn xung quanh nơi trẻ học. Đồ đạc sửa nhà như kìm, búa, đinh... được đặt lên tủ nơi gác gỗ nhưng ông bố có thói hay quên, làm đâu bỏ đó cũng khiến người lớn trong nhà thót tim khi trẻ cầm vào. Muốn dạy trẻ về sự an toàn, người lớn phải học và làm mọi việc trong an toàn cho trẻ học theo. Các loại thiết bị sử dụng điện lẫn đường dây điện có thể rò rỉ điện hay sự quá tải cần được kiểm tra, sửa chữa kịp thời. Cái này không chỉ vì an toàn phòng chống cháy nổ mà trước tiên vì an toàn của trẻ con đang ở nhà cả ngày.

Nhìn ra xung quanh, tôi thấy nhiều bậc phụ huynh có thói quen làm thay con cái mọi thứ từ chuyện dọn đồ chơi, tắm rửa, ăn uống... nhưng quên dạy cho trẻ biết an nguy. Với sự hiện đại và tiện dụng của công nghệ số, nhiều gia đình trang bị thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại thông minh cho con cái, kể cả khi chúng còn nhỏ xíu. Trẻ ôm máy càng lâu, rủi ro càng lớn với trẻ. Giao máy cho con cần để mắt đến việc trẻ dùng máy có an toàn không.

Sau những thương tâm thiệt hại vừa qua, người ta dễ dàng nghĩ do học online, tai nạn khi học online. Đâu phải hoàn toàn vì thế! Nghĩ cho cùng do người lớn chưa làm hết trách nhiệm giữ an toàn cho con.

Người lớn vẫn nghĩ chủ quan rằng mọi thứ vẫn ổn, mình dùng tốt thì con cũng chẳng gặp vấn đề gì! Chẳng may có sự cố xảy ra, rút kinh nghiệm cũng muộn màng. Khi giao máy cho con trước giờ học, phụ huynh có kiểm tra pin còn hay hết, ổ cắm sạc an toàn không? Và xung quanh đã đủ an toàn cho con?

Điện thoại phát nổ khi học online, học sinh lớp 5 tử vong

TTO - Vụ tai nạn thương tâm xảy ra khi một nam sinh lớp 5 tại Nghệ An học online ở nhà thì chiếc điện thoại phát nổ, khiến em tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

QUẾ CHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Nhiều bạn đọc thắc mắc việc căn cước công dân chưa cập nhật địa chỉ mới có ảnh hưởng đến công chứng, chứng thực hay các giao dịch không?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar