06/02/2024 14:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

AI đọc được cuộn giấy cháy trong trận núi lửa 2.000 năm trước

Các nhà nghiên cứu sử dụng AI để nhận diện các chữ trong cuộn giấy cói cháy đen do vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79.

Quét tia laser trên một cuộn giấy cói Herculaneum đã bị carbon hóa - Ảnh: EduLab

Quét tia laser trên một cuộn giấy cói Herculaneum đã bị carbon hóa - Ảnh: EduLab

Ngày 5-2, ban tổ chức cuộc thi "Thử thách Vesuvius" đã trao giải thưởng trị giá 700.000 USD cho 3 nhà nghiên cứu về thành tựu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải mã thông tin trong cuộn giấy 2.000 năm tuổi bị cháy sém trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius, chôn vùi thành phố La Mã cổ đại Pompeii.

Theo ban tổ chức, tuyển tập giấy cói Herculaneum gồm khoảng 800 cuộn giấy cói Hy Lạp đã bị carbon hóa trong vụ phun trào núi lửa năm 79 sau Công nguyên.

Những cuộn giấy này hiện được lưu giữ tại Viện Institut de France ở thủ đô Paris (Pháp) và Thư viện quốc gia Naples (Ý). Chúng trông như những khúc gỗ cứng, đã bị hư hỏng nặng và thậm chí có thể vỡ vụn nếu được mở ra.

Ban tổ chức cuộc thi "Thử thách Vesuvius" đã tiến hành quét CT có độ phân giải cao đối với 4 cuộn giấy trong số này và đưa ra các giải thưởng với trị giá tổng cộng 1 triệu USD để thúc đẩy các nghiên cứu liên quan.

Những người đoạt giải thưởng nêu trên là nghiên cứu sinh tiến sĩ Youssef Nader ở Berlin (Đức), thực tập sinh Luke Farritor tại Công ty SpaceX (Mỹ) và nhân viên ngành robot người Thụy Sĩ Julian Schilliger.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng AI để giúp phân biệt mực với giấy cói và tìm ra những chữ cái Hy Lạp vốn đã bị mờ và gần như không thể đọc được thông qua nhận dạng mẫu. Trong thử thách này, họ phải giải mã 4 đoạn văn bản có ít nhất 140 ký tự, trong đó ít nhất 85% ký tự có thể phục hồi được.

Ông Robert Fowler - chủ tịch Hiệp hội Herculaneum - đánh giá một số văn bản này có thể viết lại hoàn toàn lịch sử trong các thời kỳ quan trọng của thế giới cổ đại.

Năm ngoái, anh Luke Farritor đã giải mã thành công từ đầu tiên trong 1 cuộn giấy cói cổ đại và từ này trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "màu tím". Theo các nhà tổ chức, cho đến thời điểm này, mới chỉ có 5% số ký tự trên cuộn giấy này được giải mã.

Thành phố sầm uất bị núi lửa vùi chỉ sau 1 đêm

Thành phố cổ Pompeii là di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận, thuộc một trong những địa điểm du lịch hàng đầu tại Ý.

Hơn 2.000 năm trước, bên bờ Địa Trung Hải, Pompeii là một thành phố sầm uất thời đế quốc La Mã cực thịnh với khoảng 20.000 dân, nổi tiếng với sản phẩm dầu ô liu, nho. Cách thành phố chưa đầy 10 km là ngọn núi lửa hùng vĩ Vesuvius.

Vào năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius đã phun trào và phá hủy thành phố Pompeii chỉ trong một đêm.

Sau đó, thành phố cổ Pompeii đã được khôi phục và trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Nơi đây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về lịch sử và văn hóa cổ đại của Ý nói riêng và châu Âu nói chung.

Năm 2024: AI sẽ bùng nổ, thay đổi chúng ta

Trong năm mới 2024, trí tuệ nhân tạo (AI) được dự báo sẽ thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta nhiều hơn nữa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: AI

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar