11/04/2016 11:16 GMT+7

Ai đã làm âm nhạc miễn phí cho phố đi bộ

TTO - Hai tháng qua, tối thứ bảy hằng tuần trên phố đi bộ Nguyễn Huệ mọi người đã có thêm tụ điểm thưởng thức âm nhạc dân tộc ngay trên đường phố.

Các nghệ sĩ trẻ, sinh viên Nhạc viện TP.HCM biểu diễn âm nhạc dân tộc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: K.Anh

Đây chính là công trình thanh niên “Không gian văn hóa, nghệ thuật và thể thao” của Đoàn khối Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thuộc Thành đoàn TP.HCM.

“Chúng tôi muốn nhiều người biết và yêu âm nhạc của đất nước mình, đó cũng là cách để gìn giữ nét truyền thống, bản sắc văn hóa Việt” - anh Nguyễn Bá Hùng, phó bí thư Đoàn khối, cho hay.

Và mong muốn đem âm nhạc dân tộc đến gần hơn với công chúng nên hằng đêm nhóm các nghệ sĩ sẽ dành thời lượng biểu diễn các nhạc cụ dân tộc nhiều hơn so với các loại hình nghệ thuật khác.

Những người trẻ giữ “hồn dân tộc”

Tiếng nhạc rộn ràng một góc phố đi bộ, vây xung quanh ban nhạc là hàng trăm bạn trẻ, công chúng và du khách nước ngoài. Người đứng, người ngồi bao vòng trong vòng ngoài nhưng rất trật tự.

Bản nhạc hòa tấu kết hợp giữa các nhạc cụ dân tộc thể hiện liên khúc Lý kéo chài - Lý giăng câu vừa dứt, những tràng pháo tay ủng hộ các nghệ sĩ rần vang.

Ngay sau đó, nghệ sĩ trống Trung Hiền liền giới thiệu đến mọi người về bộ trống dân tộc: “Trống này không chỉ đánh trong các bài nhạc dân tộc mà vẫn có thể phối hợp chơi các bài nhạc hiện đại, nhạc trẻ nhưng mang âm hưởng hòa quyện, giao thoa giữa âm nhạc dân tộc và hiện đại. Mỗi lần đánh trống tại phố đi bộ, khán giả đứng ngay cạnh mình trong không gian hết sức lãng mạn này, bỗng thấy mình chơi cuồng nhiệt hơn và cảm giác như chạm được cảm xúc của khán giả”.

Không có nhiều kinh phí nhưng các nghệ sĩ trẻ đã ủng hộ nhiệt tình khi công trình thanh niên được ấp ủ. Ở buổi diễn đầu tiên “chào sân” diễn ra cuối tháng 2-2016, nhóm đã bất ngờ khi khán giả vây kín khu biểu diễn. Đồ nghề của nhóm thì “hồn ai nấy giữ”, nghĩa là ai chơi nhạc cụ nào thì tự mang đến để ráp vô chơi phục vụ bà con, bộ loa được đảng ủy khối hỗ trợ để các bạn thực hiện công trình.

“Chúng tôi đã dự tính thực hiện công trình thanh niên đưa âm nhạc dân tộc đến với công chúng bằng hình thức biểu diễn phục vụ ở những nơi đông người. Và khi có phố đi bộ, chúng tôi đã xin ý kiến đơn vị quản lý để được ra đây biểu diễn phục vụ công chúng. Chúng tôi xem đây như sân chơi để các bạn trẻ giao lưu âm nhạc” - anh Hùng cho biết.

Các bạn còn lập fanpage “Nghệ thuật phố đi bộ Nguyễn Huệ” đã có nhiều người vào xem và bày tỏ cảm xúc. Thậm chí qua đó có bạn ở tận TP Biên Hòa biết được nên đến đây để được xem ban nhạc biểu diễn. Bạn Nguyễn Tâm chia sẻ: “Cảm ơn các bạn đã cho tôi cơ hội thưởng thức âm nhạc dân tộc vào mỗi tối thứ bảy”.

Có mặt hôm thứ bảy 2-4 vừa rồi, anh Tạ Minh Hùng (Q.8) cho biết: “Phố đi bộ có không gian thoáng đãng nhưng quả thật chưa có nhiều điểm để thưởng lãm như không gian nghệ thuật của các bạn trẻ. Mỗi lần ra đây vào tối thứ bảy, tôi không thể không đến để nghe, xem các bạn biểu diễn. Không ngờ âm nhạc dân tộc khi biểu diễn hòa tấu nghe rất hay”.

Từ chối sô diễn để phục vụ miễn phí

Cuối tuần các nghệ sĩ thường có nhiều lời mời diễn tại các sân khấu, nhà hàng nhưng các thành viên của nhóm đều sẵn sàng từ chối những sô diễn ấy để duy trì hoạt động tại phố đi bộ.

Bạn Phương Linh (đàn tranh), sinh viên năm cuối Nhạc viện TP.HCM đã tham gia biểu diễn nhiều nơi, cho biết: “Khi được biểu diễn tại phố đi bộ, mình thấy niềm vui rất trọn vẹn vì không có khoảng cách giữa khán giả và người nghệ sĩ. Chính vì thế tuần nào mình cũng dành thời gian tập luyện với nhóm để phục vụ mọi người nhiều bài nhạc, “đổi món” cho mọi người. Nhiều lần mình phải từ chối không nhận sô diễn cuối tuần chỉ vì thích biểu diễn cùng nhóm tại không gian phố đi bộ”.

Nghệ sĩ thổi sáo Trần Lâm cho biết mỗi đêm ra đây biểu diễn anh thổi có khi gần chục bài, khi thể hiện riêng, khi phối hợp chung với ban nhạc. Khi giới thiệu về cây sáo trong bộ nhạc cụ dân tộc, Trần Lâm nâng niu cây sáo nhỏ đưa lên thổi vài hơi lảnh lót như tiếng chim hót rồi cùng bạn Nguyễn Quyết biểu diễn bài Cánh chim tự do nghe réo rắt. Cả đám đông vỗ tay nhiệt tình. Trần Lâm chia sẻ: “Biểu diễn tại đây tôi luôn thấy được sự hiện hữu của mình trong lòng khán giả”.

Công trình thanh niên của Đoàn khối Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch không chỉ dừng lại ở phố đi bộ, thời gian tới sẽ được triển khai đến tận các trường học, nhà xưởng, khu trung tâm thương mại, doanh trại bộ đội...

“Chúng tôi đang liên hệ để đến phục vụ âm nhạc dân tộc tại các nơi như trường học, nhà xưởng... Chỉ cần tranh thủ giờ ra chơi hay một khoảng thời gian nghỉ giải lao, chúng tôi sẽ biểu diễn nhạc để mọi người thưởng thức. Chúng ta sẽ đi từ từ để các bạn trẻ và công chúng ngày càng yêu hơn âm nhạc dân tộc” - anh Hùng cho biết.

Đưa âm nhạc dân tộc đến với đông đảo công chúng

Ông Lương Văn Nhiền, bí thư Đảng ủy khối Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, cho biết: “Tôi đã quan sát một số buổi biểu diễn của các bạn với vai trò như một người khách đến phố đi bộ và nhận thấy rất đông bạn trẻ, công chúng và cả du khách tỏ ra thích thú với những màn biểu diễn của các bạn.

Những buổi biểu diễn này đúng nghĩa là âm nhạc đường phố vì gần gũi với công chúng, không giống như những buổi diễn trên sân khấu mà chúng ta thường thấy. Tất cả các bạn tham gia đều trên tinh thần tình nguyện phục vụ.

Đảng ủy khối sẽ tiếp tục hỗ trợ để các bạn thực hiện công trình ý nghĩa này”.

KIM ANH ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar