14/03/2016 17:01 GMT+7

Ai đã “chào hàng” xe bơm chống ngập nước

NGỌC ẨN
NGỌC ẨN

TTO - TP.HCM từng xây một số trạm bơm chống ngập cố định, trong đó nhiều trạm bơm đầu tư tới 3-4 tỉ đồng, nay lại định mua xe bơm chống ngập. Một số chuyên gia cho rằng đề xuất không khả thi.

Học sinh phải xuống đẩy xe buýt do chết máy trên đường Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM (ảnh chụp ngày 15- 9-2015) - Ảnh: Quang Định

Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM đang đề xuất UBND TP nước chống ngập giai đoạn 2016 - 2019.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, phó giám đốc Trung tâm chống ngập, cho rằng trong gói đề xuất 1.400 tỉ đồng sẽ có 1.200 tỉ dùng để mua 63 xe bơm (mỗi xe hơn 19 tỉ đồng), phần còn lại đầu tư trang thiết bị, bến bãi...

Về cơ chế vận hành xe bơm này, theo ông Dũng, khi xảy ra ngập nước ở một hay một vài khu vực, các xe này sẽ được điều động tới hiện trường, nếu khu vực đó gần kênh thì sẽ hỗ trợ bơm nước ra kênh (công suất các xe bơm từ 20-60 m3/phút).

Trường hợp khu vực ở xa kênh rạch thì xe bơm hút nước ngập trung chuyển qua những tuyến cống khác gần khu vực ngập thông qua đường ống chứ không phải vận hành theo cách xe bồn chở nước ngập đi nơi khác.

Liệu đề xuất này có khả thi không, Tuổi Trẻ ghi nhận một vài ý kiến của các chuyên gia trong ngành.

Ông Ngô Quang Mãnh - nguyên trưởng phòng thoát nước và giám đốc Khu Đường thủy nội địa - Sở Giao thông vận tải TP.HCM:
Chống ngập ở TP.HCM như kiểu "người mù chữa bệnh"

Việc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM đề xuất đầu tư 1.400 tỉ đồng, trong đó chủ yếu để mua 63 xe bơm chống ngập nước là bài toán cần được xem xét cẩn thận.

Dùng xe bơm nước ra sông, rạch cũng không thể giải quyết ngập vì nước ngập sẽ tràn vào lại đường phố.

Nếu dùng xe bơm nước ngập trên đường phố xuống sông, rạch thì theo nguyên tắc “bình thông nhau” chỗ nào trũng, nước lại tràn vào.

Vì vậy sử dụng xe bơm này thì nước từ sông, rạch chắc chắn sẽ đổ lại đường phố. Hơn nữa, không phải chỗ bị ngập nào cũng gần sông, rạch để thuận tiện bơm nước nên giải pháp này là không khả thi.

Một năm có 365 ngày, theo thống kê, chỉ có khoảng 60 ngày mưa lớn gây ngập nước. Như vậy có khoảng hơn 300 ngày toàn bộ số xe trên không được sử dụng vào việc chống ngập nước, điều này gây tốn kém, lãng phí hàng trăm tỷ đồng để nuôi tài xế, bảo hành sửa chữa xe, mua hoặc thuê bãi đậu xe…

TP đã có quy hoạch tổng thể thoát nước, thế nhưng trong nhiều năm qua TP chưa làm qui hoạch chi tiết 5 lưu vực thoát nước. Vấn đề cần xem lại qui hoạch này đã triển khai đến đâu rồi.

Lúc đầu qui hoạch này giao Công ty thoát nước đô thị TP làm chủ đầu tư, sau này lại giao về các khu quản lý giao thông đô thị rồi lại giao về Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước.

Vấn đề là cần có qui hoạch chi tiết mới biết tuyến đường này nước sẽ chảy từ đâu về đâu, lưu vực thoát nước kia nước sẽ chảy về đâu. Không thực hiện qui hoạch chi tiết từng lưu vực thoát nước thì việc chống ngập nước hiện nay chẳng khác nào như “người mù chữa bệnh”, rờ tới đâu chữa tới đó. 

Ông Phạm Sanh - chuyên gia giao thông:
Từng đầu tư trạm bơm nhưng không hiệu quả  

Cách đây hơn chục năm, TP đã xây một số trạm bơm chống ngập nước cố định, trong đó nhiều trạm bơm đầu tư tới 3-4 tỉ đồng/trạm như trạm bơm ở rạch cầu Bông, ở Q.6…nhưng không hiệu quả.

Lúc mưa nhỏ trạm bơm hoạt động không đủ công suất bơm, lúc mưa lớn trạm bơm nước ra kênh, rạch thì nước lại tràn vào gây ngập trên đường phố. Từ đó, đến nay vẫn chưa ai phân tích vì sao đầu tư trạm bơm không hiệu quả.

Việc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP đầu tư 63 xe bơm nước chống ngập được xem là trạm bơm di động. Thực ra trạm bơm nước di động này có chức năng hoạt động như trạm bơm cố định. Lượng nước ngập không đủ cho máy bơm hoạt động sẽ dẫn đến mau hư máy.

Ở các nước người ta sử dụng trạm bơm di động chủ yếu là bơm nước thông cống hoặc xả nước thông cống là chính.

TP.HCM đường sá chật hẹp bị ngập nước nặng mà sử dụng xe bơm nước này nhiều khi còn gây kẹt xe.

Xe bơm nước di động có công suất rất lớn 60 m3/phút, tương đương với 3.600 m3/giờ, đòi hỏi phải sử dụng đường ống thu nước có đường kính trên 300 mm.

Đường sá TP.HCM hiện nay đã ùn ứ mà lắp đặt sử dụng đường ống thoát nước trên mặt đường càng gây cản trở giao thông.

Theo tôi, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cần xem lại ai đã “chào hàng” xe bơm chống ngập nước này.

Liệu ở nước họ đã sử dụng loại xe bơm này để chống ngập nước trong điều kiện tương tự TP.HCM về tính chất ngập, qui mô ngập, đường phố chật hẹp, kênh rạch thoát nước hay chưa.

Có thể nói, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước chỉ nên mua 1, 2 xe để thí điểm chứ không nên ồ ạt mua cùng lúc 63 xe. Tôi được biết ở nhiều nước trên thế giới không ai dùng xe bơm di động để chống ngập mà chủ yếu để thông cống.

Do đó, giải pháp chống ngập nước bằng xe bơm di động chỉ là giải pháp tạm thời, không căn cơ, không hiệu quả lâu dài.

TP.HCM sắp triển khai dự án chống ngập nước có qui mô rất lớn, trong đó sẽ xây dựng hàng loạt cống ngăn triều. Tôi cho rằng TP cần tính toán khi cống ngăn triều nước sông rạch dâng cao, trong khi TP có mưa lớn thì nước ngập trên đường phố sẽ thoát đi đâu. Vì vậy nên chăng TP cần tính đến đưa dự án xây dựng trạm bơm kết hợp với dự án xây dựng cống ngăn triều sông, rạch để đem lại hiệu quả tốt hơn.

NGỌC ẨN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Xe rác tông đuôi xe tải trên tỉnh lộ 8, một người chết

Xe rác chạy trên tỉnh lộ 8 (xã Tân An Hội, TP.HCM) bất ngờ tông đuôi xe tải khiến phụ xe rác thiệt mạng tại chỗ.

Xe rác tông đuôi xe tải trên tỉnh lộ 8, một người chết

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', công an lập hồ sơ xử lý

Công an phường Từ Liêm (Hà Nội) đang lập hồ sơ xử lý người phụ nữ bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè bến xe Mỹ Đình vì cho rằng 'đứng vào chỗ bán hàng'.

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', công an lập hồ sơ xử lý

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông

Từ báo cáo của UBND phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM), nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Tiệm này hoạt động có sai giờ giấc quy định?

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông

Bán 150.000 đồng tô bún, 150.000 đồng suất bánh cuốn, bị xử phạt 750.000 đồng có thỏa đáng?

Nhiều độc giả cho rằng mức xử phạt 750.000 đồng đối với nhà hàng Thu Hương (Bãi Cháy, Quảng Ninh) khi bán 150.000 đồng 1 tô bún, 150.000 đồng 1 suất bánh cuốn là quá nhẹ.

Bán 150.000 đồng tô bún, 150.000 đồng suất bánh cuốn, bị xử phạt 750.000 đồng có thỏa đáng?

Clip sinh vật lạ dài 30cm, lúc nhúc trong bó rau muống khiến cộng đồng mạng rùng mình

Đang nhặt bó rau muống mới mua về thì một người phụ nữ phát hiện sinh vật lạ dài 30cm, nhỏ bằng que tăm, ngo ngoe, uốn tròn như lò xo.

Clip sinh vật lạ dài 30cm, lúc nhúc trong bó rau muống khiến cộng đồng mạng rùng mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar