18/12/2022 13:20 GMT+7

Ai có nguy cơ ‘mắc kẹt’ khi quan hệ tình dục?

LINH HÂN
LINH HÂN

TTO - Từ lâu đã có nhiều lời đồn đại về tình trạng “mắc kẹt” khi quan hệ tình dục gây ra nhiều câu chuyện dở khóc dở cười. Thậm chí có những cặp đôi đang trong tư thế “ân ái” phải đưa đi cấp cứu. Nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Theo bác sĩ Phạm Minh Ngọc - chuyên khoa nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, ngay từ thời La Mã người ta dùng từ Penis Captivus để chỉ dương vật bị mắc kẹt. Trong lịch sử y khoa cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp như vậy.

"Dưới góc nhìn y học hiện đại, tình trạng này gọi là co thắt âm đạo và theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được xếp vào nhóm rối loạn đau tình dục - rối loạn thâm nhập (HA20: Sexual pain-penetration disorder).

Nguyên nhân của bệnh co thắt âm đạo có thể do tâm lý, nhiều người lo sợ âm đạo rất bé, sợ đau khi quan hệ tình dục. Một số khác đến từ việc ám ảnh quá khứ bị lạm dụng tình dục, cưỡng bức hoặc chứng kiến cảnh lạm dụng tình dục.

Ngoài ra còn có nguyên nhân do viêm nhiễm, giảm nội tiết dẫn đến đau khi quan hệ, căng cơ/ tăng trương lực cơ quá mức vùng chậu cũng có nguy cơ gây ra tình trạng này", bác sĩ Ngọc thông tin.

Bác sĩ Ngọc cho biết biểu hiện tình trạng này là xuất hiện phản xạ co thắt của nhóm cơ đi từ xương mu đến xương cụt, khiến cho các cơ ở âm đạo trở nên căng cứng đột ngột, không dung nạp. 

Người bệnh không tạo ra sự co thắt một cách có ý thức, quan hệ tình dục cũng rất đau hoặc không thể thực hiện được.

"Khi đã phát hiện bị co thắt âm đạo, việc cần làm là khai thác tiền sử tình dục, khám tìm nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị. Có nhiều cách điều trị bệnh, chủ yếu là tâm lý liệu pháp kết hợp với vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, một số khác cần dùng thuốc (hormone, thuốc tê, corticoid, botulimum A).

Các phương pháp điều trị như phẫu thuật, laser CO2, sóng âm đang được thử nghiệm và cần nghiên cứu thêm", bác sĩ Ngọc cho hay.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.


Tỉ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp đôi trong 6 năm

TTO - Kết quả điều tra mới nhất của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan chuyên môn cho thấy tỉ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi ở Việt Nam tăng gấp 2 lần trong 6 năm.


LINH HÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar