16/10/2012 06:04 GMT+7

80 tuổi vẫn chạm được vào điểm nóng văn hóa

TH.H.
TH.H.

TT - "Hiện tượng Nguyễn Xuân Khánh" vừa được "mổ xẻ" tại cuộc tọa đàm khoa học lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh do Viện Văn học tổ chức vào sáng 15-10.

Phóng to

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tại cuộc tọa đàm - Ảnh: Ngọc Sơn

TT - "Hiện tượng Nguyễn Xuân Khánh" vừa được "mổ xẻ" tại cuộc tọa đàm khoa học lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh do Viện Văn học tổ chức vào sáng 15-10.

"Nguyễn Xuân Khánh lựa chọn ngón chơi hợp lý (chí ít là trong thời hiện tại). Ông không chạy theo kiểu tự sự hiện đại, hậu hiện đại (còn quá lạ lẫm với nhiều người) mà lựa chọn lối viết gần với truyền thống (có đổi mới) để tiểu thuyết không rơi vào nệ thực và ghi chép... Chính vì tránh được lối viết tẻ nhạt này, lại chạm đúng điểm nóng xưa/nay mà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh được nhiều người tìm đọc và dễ được nhất trí để trao giải. Ðiểm nóng thứ nhất là nhu cầu/phương cách đổi mới và điểm nóng thứ hai là bản sắc, sức mạnh văn hóa dân tộc trong quá trình xung đột về quyền lực chính trị và quyền lực văn hóa". Cách tiếp cận và lý giải của TS Nguyễn Ðăng Ðiệp - viện trưởng Viện Văn học - là một trong nhiều cách lý giải về bộ ba tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn Ðội gạo lên chùa của nhà văn đúng tháng 10-2012 này tròn "bát tuần thượng thọ".

Cuộc tọa đàm là một động thái của xu hướng tiếp cận đa chiều về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh như một hiện tượng đáng chú ý của tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21, khẳng định những nỗ lực tìm kiếm cũng như chỉ ra được hạn chế trong nghệ thuật tự sự nhằm nhận diện, lý giải chuyển động của tư duy tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Gần 30 tham luận của các nhà văn, nhà giáo, nhà lý luận, phê bình văn học từ Viện Văn học, Ðại học Sư phạm Hà Nội, Ðại học Văn hóa, Ðại học Khoa học Huế, Ðại học Hồng Ðức... đã tập trung làm rõ xu hướng tiếp cận này.

Và hầu hết các nhà văn - nhà nghiên cứu đều đánh giá tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh chưa đi ra ngoài phạm vi của tiểu thuyết truyền thống. Nhưng giá trị những đóng góp của ông về phương thức tiếp cận lịch sử, cách đặt vấn đề về ảnh hưởng của các hệ tư tưởng tôn giáo khác nhau trong tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam, và đặc biệt ý thức mãnh liệt của ông trong việc tìm tư liệu, lý giải, lắp ghép, đan cài chúng trong các xung đột tiểu thuyết của mình, tạo nên cái hồn cốt riêng cho tác phẩm... được nhiều diễn giả và cử tọa chia sẻ. TS Nguyễn Thị An còn khẳng định trong hệ thống tác phẩm của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng "tín ngưỡng dân gian với tư cách là phản tự vệ của một dân tộc".

Dịp này, cuốn sách Lịch sử, văn hóa - Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh dựa trên các tham luận và các bài báo, bài phê bình về Nguyễn Xuân Khánh cũng đã được ấn hành.

TH.H.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar