10/07/2021 21:39 GMT+7

80 phụ nữ Ấn Độ bất ngờ khi mình đang bị bán đấu giá trên mạng

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Cảnh sát Ấn Độ đang điều tra vụ bán đấu giá hàng chục phụ nữ theo Hồi giáo. Những người bị "rao bán" cũng ngớ người khi được thông báo sự việc và tin rằng đây là một phần của chiến dịch bôi nhọ tôn giáo thiểu số.

80 phụ nữ Ấn Độ bất ngờ khi mình đang bị bán đấu giá trên mạng - Ảnh 1.

Phụ nữ theo Hồi giáo ở thành phố Bangalore của Ấn Độ - Ảnh chụp màn hình

Hình ảnh của khoảng 80 phụ nữ Ấn Độ theo Hồi giáo đã được tải lên nền tảng GitHub cách đây vài ngày và được đặt chung trong một bài đăng có tiêu đề "Thương vụ Suli trong ngày". Suli là tiếng lóng mang ý nghĩa xúc phạm phụ nữ Hồi giáo.

Cảnh sát xác định đây chỉ là một sàn bán đấu giá giả, mục đích nhằm hạ nhục những người theo Hồi giáo và vẫn chưa xác định được thủ phạm. Các nạn nhân đa số là nhà nghiên cứu hoặc nhà báo, nghệ sĩ theo Hồi giáo.

Hana Mohsin Khan, một nữ phi công, nằm trong số những người bị "rao bán". Cô hoàn toàn không biết gì cho đến khi một người bạn phát hiện và chia sẻ đường link dẫn tới "phiên đấu giá".

"Hình của tôi đứng thứ 4 trong số đó. Họ bán đấu giá tôi như nô lệ. Tôi ớn lạnh cả sống lưng và vẫn còn tức giận mỗi khi nhớ tới chuyện đó", cô Khan nói với Hãng thông tấn AFP.

GitHub xác nhận đã đình chỉ tài khoản "rao bán" phụ nữ và cho biết người dùng này vi phạm các chính sách cấm quấy rối, phân biệt đối xử và kích động bạo lực.

Chị Sania Ahmad, 34 tuổi, một người cũng bị "bán đấu giá" mà không hề biết, tin rằng các vụ việc này là do những người cuồng Hindu giáo làm ra. Lực lượng này đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, chuyên đi săn lùng và bôi nhọ, chửi bới những người theo Hồi giáo ở Ấn Độ.

Có tới 170 triệu người theo đạo Hồi ở Ấn Độ nhưng theo AFP, nhiều người đang cảm thấy họ chỉ là "công dân hạng hai" ở quốc gia có đạo Hindu chiếm đa số.

Ahmad tuyên bố có gần 800 ảnh chụp màn hình những bình luận tục tĩu và mang tính sỉ nhục nhắm vào cô. Đa số các bình luận này là trên mạng xã hội Twitter, nơi Ahmad cho biết đã gửi khiếu nại lên Twitter nhưng chẳng được giải quyết.

Chính phủ Ấn Độ không bình luận về các phiên bán đấu giá giả và phủ nhận có các chính sách bài trừ Hồi giáo.

Quấy rối trực tuyến đối với phụ nữ và trẻ em gái - bao gồm đe dọa bạo lực, đe dọa cưỡng hiếp và gửi các hình ảnh khiêu dâm - là một vấn đề rất lớn, không chỉ ở Ấn Độ.

Một cuộc khảo sát năm 2020 của tổ chức Plan International có trụ sở tại Anh với 14.000 trẻ em gái ở 31 quốc gia cho thấy hơn một nửa từng là nạn nhân của nạn quấy rối qua mạng.

Chính phủ Ấn Độ: Twitter phải chịu trách nhiệm về các ‘tút’ đăng

TTO - Trong đơn trình tòa đầu tuần này, Chính phủ Ấn Độ yêu cầu tòa ra phán quyết khẳng định Twitter không được miễn trừ trách nhiệm về các nội dung do người dùng đăng lên nền tảng này nữa.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar