20/11/2016 20:34 GMT+7

80% khu công nghiệp tại VN vi phạm môi trường?

NGỌC HÀ - NGỌC AN
NGỌC HÀ - NGỌC AN

TTO - Con số này được PGS.TS Đinh Đức Trường - Phó trưởng khoa Môi trường và đô thị Trường ĐH Kinh tế quốc dân đưa ra tại Hội thảo về kinh tế Việt Nam trong trung hạn và một số ảnh hưởng của yếu tố môi trường.

Người dân cạnh một dự án gây ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL. Ảnh tư liệu Tuổi trẻ

Dẫn chứng từ số liệu của Tổng cục Thống kê, ông Trường cho hay có đến 80% khu công nghiệp Việt Nam đang vi phạm quy định về môi trường, trong đó số DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tới 60% trên tổng các DN xả thải vượt tiêu chuẩn. 

Không ít doanh nghiệp FDI mang công nghệ bị cấm sử dụng ở nước sang Việt Nam, nơi có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn để tiếp tục vòng đời công nghệ, tận dụng chi phí đầu tư môi trường thấp, các loại thuế, phí đánh vào môi trường cũng thấp hơn ở công ty mẹ.

Trong báo cáo nghiên cứu: “Việt Nam - thiên đường ô nhiễm của các doanh nghiệp nước ngoài” , PGS Đinh Đức Trường chỉ rõ dù Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề về môi trường đã rất nghiêm trọng.

Mỗi năm, Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP, trong khi con số này của Trung Quốc là 10%. Tuy nhiên, nếu ô nhiễm môi trường theo đà tăng tiến như hiện nay, Việt Nam có thể  vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm.

Ngày 20-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đinh Đức Trường lý giải việc tính thiệt hại vì ô nhiễm môi trường Việt Nam có thể còn tăng cao do hiện tại các nước như Trung Quốc đã tính theo xu hướng GDP xanh, nghĩa là tính cả khấu hao tài nguyên và ô nhiễm môi trường, còn ở Việt Nam chủ yếu tính thiệt hại về môi trường đơn thuần.

Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% GDP hằng năm. Ngoài khoản thiệt hại chung như trên, hằng năm nước ta còn phải chi ra 780 triệu USD cho công tác chữa trị những chứng bệnh gây nên bởi ô nhiễm...

Ông Trường dẫn chứng các nước phát triển đều có hệ thống tiêu chuẩn môi trường cao, có hệ thống cân đong, đo đếm xem doanh nghiệp có gây ô nhiễm hay không và toàn bộ quá trình này được giám sát chặt chẽ. Khi phát hiện sai phạm, các nước có có hàng loạt các loại chế tài xử phạt khác nhau, như kiểu thẻ vàng, thẻ đỏ của trọng tài. 

Trong khi Việt Nam vừa đưa ra tiêu chuẩn thấp, vừa thiếu hệ thống quan trắc tự động. “Sự chênh lệch về tiêu chuẩn môi trường giữa Việt Nam và  các nước giữa VN đã tạo sức hút để các doanh nghiệp FDI đổ vào đầu tư tại Việt Nam để tận dụng lợi thế về chi phí.

Tiêu chuẩn thấp, hệ thống quan trắc lỏng lẻo nên các doanh nghiệp FDI có thể tiết kiệm được từ 10-50% chi phí so với nước mẹ. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng công nghệ cũ của Trung Quốc khi đầu tư vào Việt Nam”- ông Trường nhấn mạnh.

NGỌC HÀ - NGỌC AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Đàm phán thuế đối ứng Việt Nam - Mỹ đạt tiến bộ tích cực

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam và Mỹ đã đạt tiến bộ tích cực, xác định các nhóm vấn đề đạt được đồng thuận hoặc quan điểm đã gần nhau.

Bộ Công Thương: Đàm phán thuế đối ứng Việt Nam - Mỹ đạt tiến bộ tích cực

Giàn khai thác dầu tại mỏ Sông Đốc cháy khi thu dọn mỏ, đã được kiểm soát

Một sự cố xảy ra tại mỏ Sông Đốc, ngoài khơi Tây Nam Việt Nam, song các bên liên quan khẳng định đã được kiểm soát.

Giàn khai thác dầu tại mỏ Sông Đốc cháy khi thu dọn mỏ, đã được kiểm soát

Thái Lan siết chặt bồi thường hàng không

Kể từ ngày 20-5, Thái Lan buộc các hãng hàng không phải bồi thường và cung cấp hỗ trợ cho hành khách khi chuyến bay bị hoãn hoặc hủy.

Thái Lan siết chặt bồi thường hàng không

Viện kiểm sát tối cao bác khiếu nại của công ty phân phối có chủ tịch kê vốn ảo

Ngày 15-5-2025, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quyết định không chấp nhận khiếu nại của Công ty cổ phần phân phối Top One.

Viện kiểm sát tối cao bác khiếu nại của công ty phân phối có chủ tịch kê vốn ảo

Công ty bất động sản ‘tê liệt’ vì cạn tiền, hai vợ chồng chủ tịch cùng muốn bán sạch cổ phiếu

Ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư PVR Hà Nội - vừa đăng ký bán toàn bộ 2,71 triệu cổ phiếu PVR đang nắm giữ.

Công ty bất động sản ‘tê liệt’ vì cạn tiền, hai vợ chồng chủ tịch cùng muốn bán sạch cổ phiếu

Xây dựng Đảng vững, cán bộ mạnh để phát triển Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột đặc biệt chú trọng xây dựng Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là chìa khóa then chốt thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Xây dựng Đảng vững, cán bộ mạnh để phát triển Buôn Ma Thuột
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar