29/04/2018 10:08 GMT+7

Nhà giáo tự thay đổi 8 điều này, được không?

TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG
TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG

TTO - Thực tế cho thấy chỉ ít nhà giáo chăm chút cho việc soạn giảng, còn lại là đối phó với kiểm tra của cấp trên. Có thầy cô đọc văn bản nhạt nhẽo, đứt quãng; viết sai chính tả, diễn đạt lòng vòng. Thầy vậy, trò thế nào đây?

Nhà giáo tự thay đổi 8 điều này, được không? - Ảnh 1.

Nhà giáo cần thay đổi để hoàn thiện mình trước xã hội. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Gia Định (TP.HCM) chúc mừng sinh nhật thầy Nguyễn Bảo Quốc ngay trong sân trường - Ảnh: N.HÙNG

Tôi đồng cảm với chia sẻ "Nhà giáo cũng phải thay đổi!". Nhân đây, tôi đề xuất 8 điều nhà giáo cần tự thay đổi với quý đồng nghiệp và bạn đọc.

1 Soạn giảng

Có một nhà giáo dục đã nói: "Như mặt trời phản chiếu trong giọt nước, toàn bộ hoạt động của nhà giáo thể hiện qua giờ lên lớp". Tôi nghĩ để lên lớp tốt, nhất thiết giáo viên phải đầu tư cho soạn giảng. 

Thực tế cho thấy chỉ ít nhà giáo chăm chút cho việc soạn giảng, còn lại là đối phó với kiểm tra của cấp trên. Ngày càng ít những giáo án hay, dường như thầy cô mình lên mạng, tải về, sửa chút ít, in ra rồi mang nộp khi có yêu cầu. 

Làm cập rập nên hình thức giáo án không chuẩn, nội dung giáo án thiếu chính xác, phương pháp thể hiện trong giáo án đơn điệu. 

Mới đây thôi, kiểm tra giáo án của một thầy giáo trẻ, tôi đã nhận xét vào giáo án:

Soạn giảng = Quy chế.

• Chính xác.

• Kỹ càng.

• Mô phạm.

Soạn giảng = Đầu tư chuyên môn.

• Đọc.

• Học.

• Sáng tạo.

• Cẩn trọng.

Soạn giảng = Tâm của nhà giáo.

• Trong sáng.

• Vì học sinh.

Vậy, trước tiên thầy cô cần đầu tư cho soạn giảng.

2 Đọc sách

Đọc để có thêm nguồn học liệu ngoài sách giáo khoa, đọc để biết - cảm nhận - yêu thương. Nếu làm tích cực và thường xuyên, bài soạn chắc chắn phong phú. 

Đồng thời, siêng đọc sách là con đường tốt nhất để thầy cô tiếp tục phát triển kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Việt. Hiện nay có thầy cô đọc văn bản nhạt nhẽo, đứt quãng; viết sai chính tả, diễn đạt lòng vòng. Thầy vậy, trò thế nào đây? 

Mỗi ngày, thầy cô dành từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ đọc sách, báo, tạp chí; mỗi tháng, thầy cô đọc ít nhất một cuốn sách (tiểu thuyết, thơ, chuyên môn...) được không?

3 Tin học

Hiện nay, khi lên lớp, giáo án được trình chiếu để trò nhìn - nghe - ghi, chưa bước vào ngưỡng cửa 4.0. Cần lắm nhiều bài soạn E-learning, giúp trò học thường xuyên, thầy - trò tương tác nhanh chóng, kịp thời nhằm giải quyết vướng mắc về kiến thức, lỗ hổng về kỹ năng, khoảng trống về phẩm cách. 

Soạn - dạy - kiểm tra cần trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin rộng hơn, thường xuyên hơn, hiệu quả hơn.

4 Tiếng Anh

Nhiều thầy cô có chứng chỉ tiếng Anh trong hồ sơ viên chức. Nhưng còn ít thầy cô giao tiếp được bằng tiếng Anh, không truy cập được nguồn tài liệu hay từ nước ngoài. 

Không cập nhật kịp thời, đồng nghĩa với thầy cô mình tụt hậu, làm sao dạy học sinh sáng tạo, hội nhập, phát triển được? Học tiếng Anh là điều thứ tư nhà giáo cần tự thay đổi.

5 Khoan dung

Khoan dung với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh; sống khoan dung làm nhà giáo cởi mở, yêu công việc, cảm xúc đong đầy với cuộc sống. Mỗi ngày đến trường được vui hơn, tự tin trên bục giảng, thoải mái trong sinh hoạt, chan hòa với đồng nghiệp, trọn vẹn với học sinh.

6 Thẳng thắn

Trong các buổi họp, rất ít ý kiến đóng góp của thầy cô. Năm học nào cũng có hội nghị, đại hội, quanh quẩn chỉ mấy ý kiến của chi ủy, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn..., còn lại là im lặng và biểu quyết. 

Nhiều quy định rất rõ như việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT (thông tư 58/2011/TT-BGDĐT), có thầy cô do ngại "tránh đâu" với ban giám hiệu nên... thi đi, thi lại, sửa điểm. Giá mà thầy cô thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng, trong một tập thể đoàn kết, hiệu trưởng muốn làm sai cũng không thể được.

7 Kỷ luật

Kỷ cương trong nhà trường hiện nay có vấn đề, do đâu? Phải chăng giáo viên mình chưa làm việc với tinh thần kỷ luật? Như thế, dạy học sinh kỷ luật liệu có hình thức, sáo rỗng? 

Học đường phải kỷ luật, kỷ luật trong dạy - học, sinh hoạt, quan hệ, ứng xử; kỷ luật trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy thêm - học thêm, thu chi tài chính. Nếu những điều đó thực hiện đúng - đủ - minh bạch - thường xuyên thì những sự cố vừa qua đã không xảy ra trong nhà trường.

8 Đam mê

Cuối cùng, là nhà giáo, hãy nuôi dưỡng đam mê. Đọc sách, âm nhạc, hội họa, sáng tác, thể thao, thiện nguyện... phải là một trong những niềm đam mê của người thầy. 

Chính niềm đam mê ấy thôi thúc người thầy tìm tòi, khám phá, tích lũy để thay đổi chính mình, phát triển năng lực nghề nghiệp, cảm hóa - truyền lửa cho học sinh.

Vì sao nhà giáo cần thay đổi?

Không đổ tại áp lực, không phân bua vì hoàn cảnh, không trách cứ cuộc sống còn thiếu thốn, khi nhà giáo tự thay đổi, học đường thay đổi, quản lý giáo dục thay đổi, nguồn lực xã hội phát triển. Sự phát triển đó tác động trở lại, thúc đẩy nhà giáo phát triển mọi mặt.

TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm chuẩn lớp 10 giảm 'sốc' 4,25, Trường THPT Gia Định nói gì?

Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 vào Trường THPT Gia Định, TP.HCM chỉ còn 18,75 điểm, giảm đến 4,25 điểm. Vì vậy, trường này đã văng ra khỏi top những trường có điểm chuẩn cao nhất TP.HCM.

Điểm chuẩn lớp 10 giảm 'sốc' 4,25, Trường THPT Gia Định nói gì?

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) thu hút sự quan tâm của thí sinh với môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế và định hướng đào tạo gắn với thực tiễn.

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Dù chỉ mới lớp 12 nhưng Từ Song Quốc - học sinh Royal School - đã được tin tưởng giao cho nhiệm vụ dịch cabin tại hội nghị y khoa quốc tế, một công việc với độ khó cao.

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar