01/05/2011 07:29 GMT+7

77 triệu khách hàng của Sony bị đánh cắp thông tin?

TRẦN PHƯƠNG (Theo WSJ, Reuters, AFP)
TRẦN PHƯƠNG (Theo WSJ, Reuters, AFP)

TT - Chính quyền nhiều nước đang điều tra về kẽ hở trong quản lý thông tin tín dụng của hơn 77 triệu khách hàng dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến PlayStation Network của Tập đoàn Sony có nguy cơ dẫn đến vụ rò rỉ thông tin mạng lớn nhất từ trước đến nay.

Phóng to

Một người sử dụng máy chơi điện tử PlayStation của Sony tại một cửa hàng ở Berlin, Đức ngày 27-4 - Ảnh: Reuters

PlayStation Network và dịch vụ âm nhạc Qriocity bị đóng cửa ngày 20-4 sau một sự cố mà Sony mô tả là “sự can thiệp từ bên ngoài” vào hệ thống. Chủ tịch Kazuo Hirai của Sony dự kiến có cuộc họp báo ngày 1-5 để trả lời các câu hỏi xung quanh vụ rò rỉ.

Sony thừa nhận cơ sở dữ liệu bao gồm tên tuổi, địa chỉ và có thể là số thẻ tín dụng của nhiều khách hàng trong tổng số hàng chục triệu người sử dụng dịch vụ này đã bị xâm nhập. Hãng điện tử này của Nhật cũng không loại bỏ khả năng thông tin tín dụng của khách hàng đã bị đánh cắp dù cố vớt vát rằng chúng đã được mã hóa an toàn. Sony đã báo cáo cho cơ quan chống tội phạm trên mạng của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) tại thành phố San Diego, bang California. Đến nay chưa có nghi can chính nào được xác định.

Chính phủ nhiều nước vào cuộc

PlayStation Network là mạng trực tuyến cung cấp dịch vụ thông qua máy PlayStation cho hơn 77 triệu người tại 59 quốc gia. Sony đã bán ra hơn 48 triệu bộ PlayStation phiên bản 3 trên toàn cầu kể từ năm 2006.

Mỹ, Anh, Úc và Hong Kong đều đã cho mở cuộc điều tra về vụ trộm thông tin. Ủy ban thương mại và năng lượng của Hạ viện Mỹ ngày 29-4 đã gửi thư yêu cầu chủ tịch Hirai của Sony giải trình đầy đủ về sự cố.

“Với số lượng và tính chất những thông tin cá nhân bị lấy đi, hiểm họa tiềm ẩn về thông tin thẻ tín dụng cũng bị lấy cắp là rất lớn” - bức thư nhấn mạnh. Ủy ban thương mại và năng lượng Hạ viện Mỹ dự kiến mở phiên điều trần vào ngày 4-5 để nghe Sony giải thích lý do khiến hãng này tin rằng thông tin tín dụng của khách hàng vẫn an toàn trong khi chưa xác định được quy mô của sự cố. Việc điều tra tại Mỹ đã được triển khai ở các bang như Iowa, Connecticut, Florida và Massachusetts.

Văn phòng Ủy viên thông tin của Anh cho biết đã liên lạc với Sony và sẽ tiến hành điều tra thêm trước khi đưa ra những quyết định cần thiết. Giới phân tích dự đoán Sony sẽ gặp rắc rối lớn ở châu Âu, nơi có luật bảo vệ thông tin cá nhân nghiêm khắc và rất chú ý đến việc các công ty nắm giữ thông tin của khách hàng. Trong khi đó, ủy viên phụ trách vấn đề riêng tư cá nhân của Úc Timothy Pilgrim cho biết đã cho điều tra vụ việc. “Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều thông tin được quản lý theo hệ thống toàn cầu, và nhiệm vụ ngày càng nặng hơn của các công ty là phải đảm bảo họ có những hệ thống an ninh đủ mạnh để bảo vệ những thông tin đó” - ông nhấn mạnh trên kênh ABC.

Tại Hong Kong, ủy viên phụ trách vấn đề riêng tư cá nhân Allan Chiang dẫn lời một nhân viên Sony địa phương là Katsuhiko Murase cho biết khoảng 400.000 người dùng PlayStation Network tại Hong Kong là nạn nhân. Những thông tin bị trộm ngoài tên tuổi, địa chỉ còn có địa chỉ thư điện tử, ngày sinh, mật mã sử dụng tài khoản, song chưa rõ thông tin tín dụng có bị xâm phạm hay không.

Đối mặt với kiện tụng

Điều đáng sợ đối với khách hàng của Sony đã xảy đến khi các nhà nghiên cứu an ninh phát hiện có một cuộc thảo luận trên diễn đàn của các tin tặc, trong đó nhóm này khẳng định đã trộm được thông tin của hơn 2,2 triệu người. Số thông tin này thậm chí còn được rao bán với mức giá khoảng 100.000 USD. Kevin Stevens, một chuyên gia tại Công ty an ninh Trend Micro, nói số thông tin trên cũng được bán trên nhiều diễn đàn khác và có thông tin cho hay các tin tặc đã tìm cách bán lại cho Sony song không nhận được phản hồi.

Trong khi đó, hàng loạt vụ khởi tố tập thể đã được nộp lên tòa án tại Mỹ. Những khách hàng của Sony cáo buộc hãng đã cẩu thả trong việc quản lý, vi phạm hợp đồng với người sử dụng PlayStation Network và chậm trễ trong việc công bố sự cố. Nhiều khả năng Sony đã biết được sự cố trong khoảng thời gian từ ngày 17 đến 19-4, nhưng chỉ công bố thông tin vào ngày 26-4 và mất thêm năm ngày nữa để tổ chức họp báo.

“Nó đã và đang khiến hàng triệu khách hàng sợ hãi và bị tổn hại”, một đơn khiếu nại nêu rõ. Sony cho biết tội phạm máy tính có thể sử dụng những thông tin này để làm giả thẻ tín dụng và rút tiền của khách hàng. Ngoài ra, luật sư Ira Rothken nhận định nguy cơ đối với người sử dụng có thể còn lớn hơn bởi những thông tin cá nhân có thể được tin tặc sử dụng để truy ra các mật mã tài khoản trực tuyến khác, như thư điện tử cá nhân hoặc dịch vụ ngân hàng...

TRẦN PHƯƠNG (Theo WSJ, Reuters, AFP)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar