25/02/2016 08:00 GMT+7

71% nhân sự cấp trung người Việt 
chọn Sing, chọn Thái chỉ 9%

C.NHẬT
C.NHẬT

TT - Khảo sát được thực hiện trên 1.605 lao động đến từ VN, Thái Lan và Singapore vào cuối năm 2015.

Công ty cung cấp dịch vụ nhân sự cấp trung và cấp cao Navigos Search vừa công bố kết quả khảo sát về cơ hội dịch chuyển lao động cấp trung khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập. 

Theo đó, Singapore là địa điểm làm việc hấp dẫn nhất (chiếm 71%) trong mắt lao động cấp trung người Việt, kế đến là Thái Lan (9%) và Malaysia (7%). Tương tự, Singapore cũng là lựa chọn số 1 với lao động cấp trung người Thái (chiếm 67%).

Thị trường lao động VN cũng có sức hút nhất định với lao động nước ngoài. Cụ thể, trong bảng xếp hạng các điểm đến hấp dẫn nhất để làm việc của lao động Thái Lan, VN đứng hạng hai và trong suy nghĩ của lao động cấp trung Singapore, VN đứng hạng ba trong khu vực. Điều này có thể làm tăng tính cạnh tranh về cơ hội việc làm với nhân sự cấp trung VN ngay trên “sân nhà”.

Lao động cấp trung người Việt cho rằng làm việc tại Singapore giúp họ có mức lương, thưởng cao hơn, cơ hội nghề nghiệp tốt và môi trường cọ xát quốc tế.

Dẫu vậy, bảng khảo sát cũng chỉ ra rằng lao động cấp trung người Việt chưa thật sự sẵn sàng cho việc dịch chuyển này. Đơn cử, có đến 67% đối tượng trên chưa tự tin vào khả năng tiếng Anh của bản thân và chỉ mới 59% ý thức được tầm quan trọng của việc tạo và cập nhật thông tin cá nhân trên các trang việc làm trực tuyến.

C.NHẬT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bạn muốn làm việc ở nước ngoài cần chuẩn bị gì?

TTO - Bạn trẻ Việt cần phải cải thiện ba điểm chính: ngoại ngữ, tác phong làm việc, sự linh động trong việc thích nghi văn hóa nước ngoài thì mới nâng cao cơ hội thành công khi làm việc tại nước ngoài.

Bạn muốn làm việc ở nước ngoài cần chuẩn bị gì?

Lao động trình độ càng cao, thất nghiệp càng lớn

TTO - Lao động có trình độ càng cao thì tỉ lệ thất nghiệp càng lớn. Người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất, tương ứng 6,6% và 4%.

Lao động trình độ càng cao, thất nghiệp càng lớn

Lòng tin nào cho dạy nghề?

TTO - Liệu có thể có được lòng tin vào công tác quản lý của Bộ LĐ-TB&XH khi mà dù đã được đầu tư nhiều nghìn tỉ đồng, trường nghề tuyển sinh vẫn khó khăn, tỉ lệ bỏ học cao...

Lòng tin nào cho dạy nghề?

Thị trường việc làm ASEAN: Cơ hội nào cho người Việt?

TTO - Cánh cửa ASEAN đang mở ra như một cơ hội đầy hấp dẫn cho người lao động trong khu vực nhưng có bao nhiêu người Việt đã sẵn sàng để đón nhận cơ hội này?

Thị trường việc làm ASEAN: Cơ hội nào cho người Việt?

​Nhân lực hàng không: đào tạo không kịp nhu cầu

TTO - “Ngành hàng không nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh, áp lực về cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề nhưng áp lực nặng nhất là nguồn nhân lực, vì có tiền chưa chắc làm được”.

​Nhân lực hàng không: đào tạo không kịp nhu cầu

Các tập đoàn tăng cường tuyển nhân sự cấp cao

TTO - Ở thời điểm hiện tại, thị trường đang khan hiếm các ứng viên liên quan đến lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số (digital banking) do đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở VN.

Các tập đoàn tăng cường tuyển nhân sự cấp cao
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar