24/05/2025 18:08 GMT+7

68% nhóm - kênh Telegram tại Việt Nam là xấu độc: Hóng chuyện và lừa đảo?

Không sử dụng quá nhiều như Facebook hay Zalo, thậm chí rất khi nhấp vào, tuy nhiên không ít người trẻ vẫn phòng hờ một tài khoản Telegram trên điện thoại. Vậy họ dùng Telegram vào mục đích gì?

Telegram - Ảnh 1.

Một nhóm lừa đảo theo hình thức cờ bạc online trên Telegram với gần 15.000 thành viên - Ảnh: C.T

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết 68% kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam trong tổng số 9.600 kênh là xấu độc. Nhiều hội, nhóm do các đối tượng chống đối, phản động lập ra. Đây cũng được cho là "chốn dung thân" của các nhóm đối tượng lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy...

Hóng tin nóng, đặc biệt 'thích' video 'vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng'

Trò chuyện với Tuổi Trẻ Online, Trọng T. (30 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay không sử dụng Telegram quá thường xuyên. Có ngày T. chỉ vào app này 1-2 lần, có ngày còn không vào, nhưng không tải ứng dụng thì không được.

"Một số thông tin, đặc biệt là tin nóng, tin chiến sự trên khắp thế giới được cập nhật rất tường tận trên đó nên tôi không thể không dùng", T. nói.

Anh Đăng K. (32 tuổi, ngụ quận 7) cũng cho biết luôn cài sẵn ứng dụng Telegram trên máy dù rất ít khi dùng. Anh chỉ vào Telegram khi cần "hóng" một sự vụ nóng trên mạng. 

Lý do là anh thấy trên Telegram, mọi thông tin, hình ảnh đều được phát tán. Nhưng đăng tải, phát tán các hình ảnh đó trên các mạng xã hội khác gần như là điều không thể, vì "vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng", "chứa hình ảnh bạo lực", "hình ảnh khiêu dâm"...

"Riêng Telegram, tôi không thấy một tiêu chuẩn cộng đồng nào. Mọi hình ảnh dù thô bạo, máu me nào cũng có thể được truyền đi trên đó. Tôi chỉ hóng chuyện thôi", anh K. kể.

Trong các nhóm mà anh K. nói có cả ngàn hình ảnh, video với đủ thể loại, từ cướp, giết, chặt chém người, đánh nhau. Nhiều nhóm là chiến sự quốc tế thì hình ảnh trong đó đều là cảnh chiến tranh, chiến trường đổ máu, cảnh bom đạn, thi thể đầy tàn nhẫn.

"Mấy cái này mà đăng ở Facebook chắc bay màu tài khoản trong sau 3 giây", anh nói thêm.

Telegram - Ảnh 2.

Một nhóm trên Telegram chuyên mua bán dâm bằng hình thức đăng tải hình ảnh mát mẻ - Ảnh: C.T

Xem sex trên Telegram rồi rơi vào ổ lừa đảo

Anh N. (ngụ quận Bình Thạnh) chia sẻ vốn chỉ quen dùng Facebook, Zalo. Nhưng một hôm, anh được một số tài khoản mạng là nữ mời gọi tham gia Telegram bằng chiêu thức đầy sức hút.

"Họ gửi cho rất nhiều hình ảnh các cô gái khỏa thân, hứa hẹn rất nhiều điều. Tham gia nhóm, tôi chẳng mất gì, thích thì xem, không thích thì thôi", anh N. nói.

Quả đúng khi tải ứng dụng về, một vài thao tác thủ tục đơn giản, anh N. đã có thể sử dụng ứng dụng, tham gia bất kỳ nhóm chat nào mà anh muốn. Trong các nhóm đó, nhiều đối tượng khác nhau liên tục đăng tải hàng loạt video đồi trụy, clip sex, quay lén các cặp đôi…

Sau vài hôm, anh lại tiếp tục nhận được một số tin nhắn của người lạ thông qua Telegram. Họ mời anh tham gia vào hội cờ bạc online, cá độ bóng đá, cá cược… với lời hứa hẹn sẽ thắng đến 99%.

"Giới thiệu là có chuyên gia, có hệ thống siêu máy tính tính toán hẳn hoi nên tỉ lệ thắng mới lên tới 99%. Tôi cũng thử, nạp 200.000 đồng để họ kéo thì ăn thật. Nhưng tăng tiền lên, nạp vào thua ngay. Tôi biết mình bị lừa", anh N. nói.

Telegram - Ảnh 3.

Người dùng Telegram liên tục nhận được những tin nhắn lừa đảo, đính kèm là các đường link lạ - Ảnh: C.T

Bạn D.V. (29 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) cũng cho biết vừa gặp rắc rối từ ứng dụng Telegram. Vốn dùng mạng xã hội này như một kênh chát chít bình thường, nhưng đùng một ngày V. nhận thông báo tin nhắn hiện của Telegram. Bấm đọc, V. thấy nội dung tin nhắn yêu cầu xác thực danh tính, lý do vì đã không đăng nhập tài khoản cá nhân quá lâu.

"Đọc thấy nếu không xác thực kịp thời, tài khoản của tôi sẽ bị tạm ngưng sử dụng, nhưng khi nhấp vào đường link đính kèm thì điện thoại tôi lập tức bị khống chế, khiến tôi mất kiểm soát điện thoại của mình. Một khoản tiền không nhỏ trong tài khoản ngân hàng bị chuyển đi. Hình ảnh trong điện thoại của tôi cũng bị sao chép", chị V. cho hay.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Gói đồ ăn thừa ở đám cưới, tiệc tùng mang về để tiết kiệm thì có gì sai?

Có những vị khách đi dự đám cưới, tiệc tùng còn gói đồ ăn mang về.

Gói đồ ăn thừa ở đám cưới, tiệc tùng mang về để tiết kiệm thì có gì sai?

Đại biểu trí thức trẻ đề xuất giải pháp cấm xe máy chạy xăng ở Hà Nội

Tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, đại biểu đề xuất chính sách khuyến khích người dân bỏ xe máy chạy xăng, dầu, chuyển sang xe điện tại Hà Nội, TP.HCM.

Đại biểu trí thức trẻ đề xuất giải pháp cấm xe máy chạy xăng ở Hà Nội

Mừng Út làm ông ngoại tròn năm

Người miền Trung thường gọi nhau theo thứ bậc trong gia đình, chớ ít dùng tới tên. Chồng tôi là con đầu của má và cũng theo đó được kêu là Hai: anh hai, chú hai, cậu hai...

Mừng Út làm ông ngoại tròn năm

Con một bề và những vết hằn khó xóa

Gia đình chỉ toàn con trai hoặc con gái thoạt nhìn tưởng đơn giản, nhưng ẩn sau đó là những nguy cơ tâm lý khó nhận ra.

Con một bề và những vết hằn khó xóa

Tôi nói hồi nhỏ thích trò chơi chuyền, con tôi tròn xoe mắt 'mẹ chơi truyền hình hả?'

Không có tiếng hò reo 'rồng rắn lên mây', không có tiếng dép lê thình thịch trong trò nhảy dây..., tuổi thơ hôm nay im lìm đến lạ.

Tôi nói hồi nhỏ thích trò chơi chuyền, con tôi tròn xoe mắt 'mẹ chơi truyền hình hả?'

Lời cảm ơn chỉ mất 3 giây mà sao phải đắn đo, suy nghĩ?

Nhiều người cho rằng lời cảm ơn chỉ có trẻ con mới cần nói; hoặc chỉ nên nói với người thân quen, nếu cứ nói cảm ơn thì khách sáo quá.

Lời cảm ơn chỉ mất 3 giây mà sao phải đắn đo, suy nghĩ?