27/11/2019 21:56 GMT+7

60% người Sài Gòn ra đường là uống cà phê

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Cà phê và trà là hai lựa chọn phổ biến nhất của người dân ở TP.HCM, mỗi thứ chiếm 1/4 tổng số dịp uống trong một tuần. Trong đó, cà phê được lựa chọn uống đến 60% tại nhà, 40% khi ra bên ngoài trong một tuần.

60% người Sài Gòn ra đường là uống cà phê - Ảnh 1.

Cà phê trở thành thức uống "đầu câu chuyện" phổ biến của người Sài Gòn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khảo sát này vừa được Kantar Worldpanel, doanh nghiệp chuyên nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng toàn cầu, công bố tối 27-11 cho riêng thị trường Việt Nam.

Theo Kantar Worldpanel, tiêu dùng thức uống không cồn ngoài nhà (OOH) chiếm đến 60% tổng chi tiêu tại TP.HCM, nơi dân số trẻ chiếm phần lớn có xu hướng ra ngoài thường xuyên hơn và sẵn sàng chi mạnh tay cho ăn uống bên ngoài.

Cà phê và trà là hai lựa chọn phổ biến nhất của người Sài Gòn, mỗi thứ chiếm 1/4 tổng số dịp uống trong một tuần. Cà phê trở thành thức uống được yêu thích khi ra khỏi nhà, với tỉ lệ lựa chọn 26% so với mức 25% khi chọn trà, dù chi tiêu cho tiêu dùng đối với trà các loại chiếm đến 87% so với 69% của cà phê khi tiêu dùng ngoài nhà.

Kantar Worldpanel cho rằng không quá ngạc nhiên khi cà phê luôn là lựa chọn hàng đầu khi tiêu dùng bên ngoài, đặc biệt là các hình thức pha sẵn. Cà phê các loại bao gồm cả sản phẩm đóng chai và phục vụ tại quán đang giữ tần suất tiêu thụ cao nhất trong số các loại thức uống không cồn, trung bình một người uống 3 lần một tháng.

Tuy nhiên, ngành hàng này chỉ mới tiếp cận được khoảng 60% người tiêu dùng ở Sài Gòn, trong khi trà là thức uống phổ biến thứ 2 với lượng người uống nhiều nhất, hơn 90% người Sài Gòn trung bình uống 2 lần mỗi quý bên ngoài.

Khảo sát cũng ghi nhận nước tăng lực là một trong những thị trường có nhiều sản phẩm mới và cạnh tranh cao trong những năm gần đây. 

Điều này góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành hàng, khi mức tăng trưởng được ghi nhận 6-7% ở cả khu vực thành thị của bốn thành phố lớn và cả nông thôn cho tiêu dùng tại nhà, với tỉ lệ trung bình 34% người Sài Gòn uống nước tăng lực trong một tuần có độ tuổi dưới 35.

Đáng chú ý, nước tăng lực thường được "tiêu thụ" nhiều nhất ở trường học và nơi làm việc (44%) so với 36% ở cà phê vỉa hè/nhà hàng, hay 13% trên đường đi.

Giới trẻ có đang bỏ quên cà phê?

Dù là loại đồ uống đặc trưng được nhiều người ưa chuộng, nhưng có một điều thú vị là vị trí của cà phê trong danh sách ưu tiên của người trẻ lại đang lung lay…

TRẦN VŨ NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của ông Trump buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

TP.HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD

Trung tâm dữ liệu có công suất thiết kế ban đầu 30 MW, sẽ mở rộng lên 120 MW trong tương lai.

TP.HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD

Chủ đầu tư chung cư khuyến cáo tính toán lại hệ thống điện tầng hầm khi sạc nhiều xe điện

Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành vừa gửi văn bản yêu cầu các chung cư rà soát lại toàn bộ hệ thống điện khu vực tầng hầm.

Chủ đầu tư chung cư khuyến cáo tính toán lại hệ thống điện tầng hầm khi sạc nhiều xe điện

Người trúng Vietlott kỷ lục 345 tỉ đồng mua vé ở đâu?

Vietlott thông báo kỳ quay số mở thưởng 01215 vào tối 12-7 sản phẩm Power 6/55 có 1 khách hàng trúng thưởng Jackpot 1 hơn 344,9 tỉ đồng.

Người trúng Vietlott kỷ lục 345 tỉ đồng mua vé ở đâu?

Google giới thiệu Flow, AI Ultra tại Việt Nam, thêm tính năng Veo 3

Flow - công cụ AI cho các nhà làm phim vừa được Google cung cấp cho người dùng Việt Nam. Đồng thời Veo 3 hỗ trợ chuyển ảnh thành video.

Google giới thiệu Flow, AI Ultra tại Việt Nam, thêm tính năng Veo 3

Tăng 7,2% lương tối thiểu vùng: Tạo động lực cho người lao động

Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất tăng 7,2% lương tối thiểu vùng từ ngày 1-1-2026, tương tương mức tăng 250.000 - 350.000 đồng tùy khu vực.

Tăng 7,2% lương tối thiểu vùng: Tạo động lực cho người lao động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar