09/06/2012 07:53 GMT+7

6 tháng chưa nhận tiền bảo hiểm

T.PHÙNG - C.V.KÌNH
T.PHÙNG - C.V.KÌNH

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Công Hợp - anh của ông Lê Bá Trúc (máy trưởng tàu Vinalines Queen) - cho biết đến thời điểm này gia đình chỉ nhận được hơn 300 triệu đồng hỗ trợ ban đầu.

Ngoài ra, mỗi gia đình thuyền viên nhận được một khoản tiền từ tổng số tiền trên 1 tỉ đồng do Hãng vận tải biển Hudson của Mỹ (Hudson Shipping Lines) ủng hộ nhân đạo, còn tiền bảo hiểm đến nay vẫn chưa có dù tai nạn xảy ra sáu tháng trước.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Các - phó giám đốc Công ty vận tải biển Vinalines (chủ tàu Vinalines Queen) - cho biết công ty này đã hoàn tất thủ tục liên quan chuyển công ty bảo hiểm để chi trả cho 22 thuyền viên mất tích nhưng chưa rõ phía bảo hiểm làm thủ tục, điều tra thế nào để chi trả.

Tại cuộc họp báo sau vụ chìm tàu Vinalines Queen, ông Nguyễn Cảnh Việt - tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN (công ty mẹ của Công ty vận tải biển Vinalines) - cho biết Vinalines đã ký hợp đồng bảo hiểm tàu Vinalines Queen tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) với trị giá 27 triệu USD. Các thuyền viên trên tàu đã được mua bảo hiểm tai nạn tại Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí (PVI) với mức 25.000 USD/người. Cùng với bảo hiểm trách nhiệm do chủ tàu mua, tổng mức bảo hiểm tối đa cho mỗi thuyền viên là 40.000 USD/người.

Đại diện phía bảo hiểm, phó tổng giám đốc PVI Vũ Bảo Lâm khẳng định ngay tại thời điểm đầu tháng 1-2012, PVI đã tạm ứng chi trả bảo hiểm cho các thuyền viên bị nạn 4,4 tỉ đồng. Số tiền này PVI đã trả trực tiếp vào tài khoản của Tổng công ty Hàng hải do đơn vị này trực tiếp mua bảo hiểm của PVI. Việc này hoàn toàn có thể kiểm tra được qua các chứng từ tại ngân hàng. Tuy nhiên theo ông Lâm, với số tiền khoảng 4,4 tỉ đồng chia cho 23 thuyền viên, có thể mỗi gia đình mới nhận được khoảng 10.000 USD (khoảng 200 triệu đồng).

Theo ông Lâm, Luật hàng hải quy định khi có kết luận của cơ quan chức năng hoặc sau 1-2 năm, cơ quan bảo hiểm mới chi trả cho thuyền viên bị mất tích. PVI luôn sẵn sàng chi trả bảo hiểm cho các gia đình thuyền viên ngay sau khi cơ quan chức năng có kết luận. Ông Lâm cho rằng ngay cả trong trường hợp tai nạn là do lỗi của chủ tàu, các thuyền viên cũng được bảo hiểm chi trả vì thực tế họ đã bị rủi ro theo điều khoản hợp đồng. Mức chi trả tối đa cho các thuyền viên bị nạn là 25.000 USD, tương đương trên 500 triệu đồng.

Ông Đỗ Đức Tiến, phó cục trưởng Cục Hàng hải VN, cho biết việc điều tra tai nạn hàng hải với tàu Vinalines Queen do cục tiến hành sắp hoàn tất. Việc điều tra nhằm tìm ra nguyên nhân và phòng ngừa những tai nạn, rủi ro tương tự trong tương lai chứ không phải phục vụ cơ quan bảo hiểm. Theo ông Tiến, thuyền viên mua bảo hiểm thì bảo hiểm phải chi trả khi có rủi ro, còn chủ tàu có lỗi thì căn cứ theo hợp đồng bảo hiểm để đưa ra minh chứng chứ không lấy kết luận điều tra tai nạn để làm căn cứ.

T.PHÙNG - C.V.KÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar