13/05/2016 16:04 GMT+7

5 phim Cành cọ vàng hay nhất lịch sử LHP Cannes

ĐỨC TRẦN (lược dịch)
ĐỨC TRẦN (lược dịch)

TTO -Tờ Hollywood Reporter chọn ra danh sách các phim đạt giải Cành cọ vàng hay nhất trong số 68 bộ phim từng đăng quang tại LHP Cannes.

1: The Leopard (1963)

Cảnh trong phim The Leopard

Thông qua ngôn ngữ tinh tế của tiểu thuyết Giuseppe Tomasi di Lampedusa, bộ phim được đánh giá là một “châu Âu chuẩn mực” từ văn học, văn hóa đến âm nhạc.

Chủ yếu sử dụng tiếng Ý và dài tới 20 phút, nhưng nhờ có tài tử Alain Delon trong vai hậu duệ hoàng tử xứ Salina mà phim rất ăn khách tại Pháp. Ngược lại, giới bình phim Mỹ như Newsweek hay The New Yorker đều chê dở.

Năm đó, nhiều khán giả cũng bất ngờ vì The Leopard vượt qua các ứng viên Cành cọ vàng đến từ Hollywood như To Kill a Mockingbird, What Ever Happened to Baby Jane?...

Mãi sau này, tờ New York Magazine, Time hay đạo diễn gạo cội Martin Scorsese mới đánh giá tác phẩm là một trong những phim tuyệt vời. Năm 2010, bản phục dựng 4K kỳ công đưa The Leopard tới gần khán giả trẻ ngày nay.

2: La Dolce Vita (1960)

Tấm bích chương mô tả khá đầy đủ lối sống hoang đàng về đêm của Rome sau Thế chiến thứ 2

Không xa lạ gì với thần dân yêu nghệ thuật thứ 7, kể cả các đạo diễn làm nghề, tuyệt tác đến từ bậc thầy Federico Fellini một lần nữa minh chứng cho thời kỳ vàng son của điện ảnh Ý giai đoạn 50, 60.

Khác hoàn toàn kiểu phim hậu chiến thường thấy, La Dolce Vita mang đến hình ảnh mới, tràn trề sức sống, sức gợi làm đảo điên giới điện ảnh, khiến tòa Thánh Vatican lên án tẩy chay vì cho là “trụy lạc”.

Đoạn phim kinh điển với Marcello Mastroianni và Anita Ekberg

Hình ảnh Anita Ekberg - Hoa hậu Thụy Điển 1950,  trong chiếc đầm đen hở vai dưới đài phun nước luôn được nhắc tới, bên cạnh nhân vật Marcello Rubini – một nhà văn trung lưu có tài nhưng yếu đuối, qua tài diễn xuất của Marcello Mastroianni. The Great Beauty – một phim Ý từng đoạt giải Oscar đã lấy cảm hứng từ Marcello Rubini.

Chạm vào điều cấm kỵ vào thời điểm đó: tính dục đồng giới, báng bổ tôn giáo nên lúc vừa ra mắt, phim có người yêu kẻ ghét thấy rõ. Sau này, La Dolce Vita được EW bình chọn thứ 6 trong bảng Phim hay nhất mọi thời. Tạp chí Empire cũng đánh giá phim hạng 11 trong danh sách 100 Phim hay nhất thế giới.

3: Taxi Driver (1976)

Bìa poster phim Taxi Driver do người hâm mộ thực hiện

Dù xuất hiện giai đoạn đầu sự nghiệp, Taxi Driver vẫn thuộc dạng “có một không ai” của nhà làm phim chính chuyên Martin Scorsese.

Trở về sau chiến tranh Việt Nam, Travis Bickle rơi vào trầm cảm, nghiện phim đen và bị ám ảnh bởi cái chết đến mức… giết những kẻ mà anh cho là người xấu.

Nam tài tử Robert De Niro biến hóa Travis Bickle đa dạng, từ gã tài xế thô kệch đến quả đầu Mohawk và những màn bắn giết không khoan nhượng. Đây cũng là một trong 100 Vai phản diện vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh.

Năm 2009, trang báo Film Comment bình chọn đây là phim đoạt Cành cọ vàng hay nhất. Taxi Driver nhận đề cử bốn giải Oscar 1977, thậm chí nó còn được lưu trữ trong thư viện quốc hội Mỹ với tư cách là di sản văn hóa.

4: Blow-Up (1966)

Blow-Up là phim nói tiếng Anh đầu tiên của Michelangelo Antonioni

Giới mộ điệu, những người theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh hẳn sẽ chọn Blow-Up là phim “gối đầu giường” vì trong nhiều khung hình, đạo diễn Michelangelo Antonioni đều thể hiện thẩm mỹ rõ rệt.

Chàng nhiếp ảnh gia tài ba Thomas và thói quen thích phóng to ảnh vô tình phát hiện ra một vụ án mạng trong công viên, nơi anh đi bộ mỗi ngày để chụp ảnh linh tinh. Chuyện chỉ rắc rối khi Thomas gặp lại cô gái bí ẩn trong công viên…

Ra đời khá lâu song tư tưởng của phim không cũ, vẫn là các cuộc đổi chác trong thế giới thời trang, vẫn là sự mua chuộc lẫn nhau trong thế giới thật - giả lộn xộn.

Poster phim độc đáo

Thu về 20 triệu US năm 1967 (tương đương 120 triệu USD ngày nay), Blow-Up nói tiếng Anh và là phim phổ biến nhất sự nghiệp Michelangelo Antonioni.

Phim nhận được hai đề cử Oscar, ba đề cử BAFTA và là nguồn cảm hứng cho đạo diễn “bố già” Francis Ford Coppola làm The Conversation (1974).

5: The Umbrellas of Cherbourg (1964)

Suốt 90 phút phim không hề có thoại, tất cả các diễn viên trong The Umbrellas of Cherbourg đều bắt buộc hát theo trường phái cổ điển

Gắn mác phim tình cảm thời chiến nhưng với mẫn cảm điện ảnh tinh tế - đạo diễn Jacques Demy mượn âm nhạc khuấy động suốt 90 phút phim, biến nó thành tác phẩm kinh điển đến tận 50 năm sau.

Diễn viên gạo cội Catherine Deneuve trong vai Geneviève, nàng tiểu thư xinh đẹp nhưng phiền muộn, sang chảnh nhưng cũng lắm truân chuyên. Nàng yêu chàng trai nghèo làm nghề rửa xe. Họ bị ngăn cách bởi định kiến giai cấp, và chiến tranh dai dẳng… để khi gặp lại, ai cũng có số phận riêng.

Phim từng nhiều lần được dựng thành kịch vào các năm 1979, 2005 và 2011. Năm 2013, trong khuôn khổ Cannes Classics, phim một lần nữa được chiếu lại cho thế hệ khán giả 6x, 7x… thưởng thức.

Vẻ đẹp xuân thì của ngôi sao màn bạc Catherine Deneuve trong The Umbrellas of Cherbourg
Cũng theo The Hollywood Reporter, một số phim đoạt Cành Cọ Vàng nhưng nhận được ít phiếu bầu chọn nhất có tác phẩm tài liệu về sự kiện khủng bố nước Mỹ - Fahrenheit 9/11 (hạng 59); phim Pháp vừa đoạt giải năm ngoái Dheepan (hạng 54). Sáu phim châu Á từng đoạt Cành Cọ Vàng đều có thứ hạng khá cao, như The Ballad of Narayama (hạng 25); Kagemusha (hạng 10); Taste of Cherry (hạng 9)…
ĐỨC TRẦN (lược dịch)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar