28/09/2016 10:43 GMT+7

5 lý do SpaceX không thể đưa người lên sao Hỏa

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Tỉ phú công nghệ Elon Musk vừa công bố kế hoạch tham vọng đưa con người lên sao Hỏa và trở thành "công dân đa hành tinh". Nhưng xem ra giấc mơ vẫn còn rất xa.

Mô phỏng hoạt động của tàu vũ trụ SpaceX sẽ tới sao Hỏa - Ảnh: SpaceX

Theo tạp chí Vox (Mỹ), trước khi ai đó cảm thấy quá phấn khích trước viễn cảnh phiêu lưu vô cùng hấp dẫn của tỉ phú Musk, họ cần suy nghĩ một cách "duy lý" về những khó khăn đại gia công nghệ này phải giải quyết để có thể lần lần cụ thể hóa kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa tạo lập nền văn minh mới.

Trước hết,5 lý nếu xét ở cấp độ cơ bản nhất, công ty SpaceX của Elon Musk vẫn chưa thể chế tạo được một tên lửa đủ lớn để phục vụ cho sứ mạng đưa con người lên hành tinh Đỏ.

Mặc dù đã tiến hành nhiều cuộc phóng vệ tinh và tên lửa thành công nhưng SpaceX chưa bao giờ đưa một người nào bay vào quỹ đạo trái đất.

Chưa kể là hãng công nghệ này vẫn đang chật vật vượt qua khó khăn sau sự cố xảy ra tháng này khi một trong các tên lửa Falcon 9 phát nổ trước khi phóng. Nói một cách ví von thì SpaceX vẫn đang cần phải đi trước khi có thể chạy, chưa tính tới chuyện phóng thẳng lên sao Hỏa lúc này.

Giải pháp còn mù mờ

Thứ hai là vấn đề hạ thấp chi phí tham gia hành trình lên sao Hỏa. Như ông Musk đã trình bày "Bạn không thể tạo ra một nền văn minh tự tồn tại (trên sao Hỏa) nếu giá vé là 10 tỉ USD một người". Đó là mức giá nếu chúng ta sử dụng công nghệ đã từng đưa con người lên mặt trăng.

Tỉ phú Musk nhận định: "Nếu chúng tôi không thể hạ mức chi phí lên sao Hỏa xuống mức tương đương với giá nhà trung bình tại Mỹ, tức là vào khoảng 200.000 USD, thì khả năng chi phí để thiết lập một nền văn minh tự tồn tại là khá cao".

Và ông Musk thừa nhận việc phải cắt giảm chi phí lên sao Hỏa tới 5 triệu % là nhiệm vụ không hề đơn giản.

Thứ ba là yếu tố con người. Làm sao người ta có thể nhồi nhét cả trăm con người trong không gian tương đối chật của con tàu trong suốt sáu tháng trời trên hành trình tới sao Hỏa?

Làm thế nào có thể giảm thiểu những tác động ảnh hưởng tới sức khỏe từ việc phơi nhiễm với phóng xạ xảy ra trong hành trình bay, hay từ môi trường không trọng lực sẽ khiến xương và cơ của con người bị mục ruỗng.  

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã nghiên cứu vấn đề này, cụ thể là với phi hành gia Scott Kelly, người đã sống 340 ngày trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ ở đây.

Với những vấn đề đó, một câu hỏi liên quan khác nữa là làm thế nào con người có thể tồn tại được sau khi họ đã tới được sao Hỏa? Họ sẽ trồng trọt như thế nào? Làm cách nào để họ đảm bảo rằng nước và khí ô-xy sẽ được cung cấp lâu dài? Làm cách nào họ có thể bảo vệ mình trước các tia phóng xạ chiếu tới trong tình trạng từ trường yếu của sao Hỏa? Tất cả những điều này chưa được giải đáp một cách cụ thể, chi tiết.

Tính rủi ro rất cao

Trong phần hỏi đáp sau bài thuyết trình, tỉ phú Musk thừa nhận "nguy cơ tử vong sẽ là rất cao" trong hành trình đầu tiên lên sao Hỏa. "Không có cách nào tránh được điều đó", ông thừa nhận.

Nhưng ông Musk trấn an đám đông rằng những nguy cơ bị phơi nhiễm phóng xạ trong chuyến bay đã bị phóng đại và nguy cơ bị ung thư cũng ở mức thấp. Hơn nữa ông tin rằng có thể tạo ra một "từ trường nhân tạo" trên sao Hỏa để làm chuyển hướng các luồng phóng xạ nếu chúng chiếu tới đó.

Thêm một vấn đề nữa là tỉ phú Musk khá mù mờ trong việc giải đáp câu hỏi làm thế nào con người có thể trở lại Trái Đất từ sao Hỏa sau khi đã đặt chân tới đó.

Ông giải thích: "Việc tạo ra lực đẩy trên sao Hỏa là việc hẳn nhiên rất quan trọng. Sẽ là ngớ ngẩn khi cố xây dựng một thành phố trên sao Hỏa nếu các tàu vũ trụ của anh cứ ở lại mãi trên đó. Anh sẽ có một bãi tha ma của những xác tàu".

Tỉ phú công nghệ đề xuất giả thuyết "tận dụng khí methane trên sao Hỏa" để tạo ra năng lượng cho các chuyến tàu trở về Trái Đất. Tuy nhiên rõ ràng là ý tưởng táo bạo này của ông cần được bổ sung thêm nhiều thông tin chi tiết khác.

Một khả năng nữa là có thể sẽ có rất nhiều người sẵn sàng tình nguyện làm "chuột bạch" trong các chuyến du hành lên sao Hỏa đầu tiên, nhưng dĩ nhiên trong số những người mê phiêu lưu đó sẽ không có tỉ phú Elon Musk.

Thứ năm là vấn đề tài chính. SpaceX không thể có đủ tiền để tự phóng tàu, dù chỉ là một chuyến tàu thăm dò, lên sao Hỏa. Vậy nên họ cần có sự hợp tác với NASA hoặc tìm thêm được các đối tác khác chung chí hướng trong thời gian tới.

Trong khi đó, đề cập tới vấn đề ngân sách dành cho nghiên cứu vũ trụ của Mỹ, một bài báo khác của Vox từng giật tít: "Với NASA, việc đưa một người lên sao Hỏa là chuyện đơn giản. Chuyện khó hơn chính là thuyết phục Quốc hội".

Ở đây là thuyết phục quốc hội Mỹ chấp nhận phê chuẩn cho các khoản ngân sách dành cho dự án đó.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Ông Trump vừa ký ban hành luật hình sự hóa hành vi đăng ảnh nóng để trả thù tình lên mạng, bất kể ảnh thật hay do AI tạo ra, chính thức đưa hành vi này thành tội liên bang tại Mỹ.

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Việc ông Biden công bố thông tin mắc ung thư tuyến tiền liệt đã làm dấy lên nhiều nghi vấn và tranh cãi, nhưng các chuyên gia khẳng định đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và không có dấu hiệu bị che giấu như đồn đoán.

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Một huấn luyện viên thể hình tại Rome (Ý) bày tỏ sự kinh ngạc khi biết rằng khách hàng thân thiết của mình trong suốt hai năm qua vừa trở thành Giáo hoàng Leo XIV.

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Ông Trump nói đàm phán ngay, Nga cho rằng không thể có thời hạn cố định

Nga nói quá trình để Matxcơva và Kiev thống nhất về dự thảo bản ghi nhớ hòa bình và ngừng bắn sẽ rất phức tạp, do đó không thể có thời hạn cố định.

Ông Trump nói đàm phán ngay, Nga cho rằng không thể có thời hạn cố định

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar