16/04/2017 09:51 GMT+7

5 lý do Mỹ không thể tấn công Triều Tiên như với Syria

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Bất chấp thái độ khó đoán của Tổng thống Donald Trump, Lầu Năm Góc cũng có những trở ngại nhất định nếu muốn nổ phát súng đầu tiên vào Triều Tiên.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một chuyến thăm binh sĩ - Ảnh: Reuters

Trong một bài phân tích ngày 15-4, báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) của Hong Kong, khẳng định có ít nhất 5 lý do Mỹ không thể “đánh phủ đầu” Triều Tiên như đã làm với Syria.

Không thể vi phạm hiệp định

Triều Tiên và Hàn Quốc về lý thuyết vẫn trong tình trạng chiến tranh. Hiệp ước ký vào ngày 27-7-1953 tại Bàn Môn Điếm thực tế chỉ là “đình chiến” chứ không phải chấm dứt chiến tranh. Nó có sự tham gia của Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc.

Nếu Mỹ đơn phương tấn công Triều Tiên lúc này, đồng nghĩa Washington vi phạm hiệp định do Liên Hiệp Quốc ủng hộ.

Triều Tiên không phải Syria

Chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad hiện bị cáo buộc theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Nhưng Triều Tiên thậm chí rõ ràng sở hữu vũ khí hạt nhân, ít nhất thể hiện qua 5 lần thử nghiệm hạt nhân cũng như tin đồn về khả năng đã tiến tới những công nghệ vũ khí tối tân như thu nhỏ đầu đạn, dù chi tiết này vẫn chưa được xác thực.

Ông Kim Jong Un (trái) quan sát một đầu đạn tên lửa tại Triều Tiên - Ảnh: Reuters

SCMP dẫn lời các chuyên gia cho rằng Triều Tiên hoàn toàn có thể tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong thời gian 4 năm tới - trùng với nhiệm kỳ của ông Donald Trump. Nói cách khác, khi Mỹ muốn đánh phủ đầu Triều Tiên, họ vẫn có lý do để lo ngại cho người dân của mình.

Trung Quốc ràng buộc với Triều Tiên

Nếu Mỹ tấn công Triều Tiên, chính quyền của ông Trump nhất thiết cũng phải dè chừng Trung Quốc - đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng. Bắc Kinh cũng đã kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng kiềm chế những ngày qua.

Trung Quốc và Triều Tiên vẫn còn một hiệp định hỗ trợ quân sự lẫn nhau mang tính ràng buộc, ký từ năm 1961. Theo đó, cả hai nước đều phải đưa ra những sự hỗ trợ quân sự ngay lập tức nếu một trong hai bị tấn công. Hiệp định này được làm mới hai lần và hiện có hiệu lực tới năm 2021.

Vấn đề chỉ là việc Triều Tiên tiến hành chương trình vũ khí hạt nhân có vi phạm tính chất của hiệp định này dẫn tới việc nó bị xem là phá vỡ (khiến Bắc Kinh không can thiệp) hay không mà thôi.

Trung Quốc cũng có lợi ích riêng

Trong trường hợp tồi tệ nhất là chiến tranh bùnh nổ, Trung Quốc có lý do để lo lắng.

Thứ nhất, Trung Quốc là nước giáp với Triều Tiên và thường xuyên cung cấp sự hỗ trợ cho Bình Nhưỡng. Chiến tranh nổ ra đồng nghĩa các tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới Triều Tiên sẽ hứng chịu làn sóng người di cư khó đo đếm trước.

Thứ hai, nhiều cáo buộc đến nay cho rằng Trung Quốc cố tình duy trì sự hiện diện của Triều Tiên cũng vì xem đây là “vùng đệm” để ngăn ngừa sự tiếp cận của Mỹ và đồng minh, trong trường hợp có xung đột vũ trang.

Bản thân Trung Quốc cũng đang gặp mâu thuẫn với Nhật Bản và Mỹ ở vấn đề Biển Hoa Đông cũng như tự do hàng hải trên Biển Đông.

Không nhiều bên sẵn sàng cho chiến tranh

Bên cạnh Trung Quốc, một số nước thậm chí đồng minh với Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng không muốn chiến tranh xảy ra.

Bào SCMP cho rằng thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng chỉ cách biên giới Triều Tiên 40 km, vì thế trở nên dễ tổn thương nếu Triều Tiên bị tấn công.

Tạp chí Atlantic (Mỹ) cũng từng dẫn lời ông Sam Gardiner, một tư lệnh về hưu của Không quân Mỹ, khẳng định rằng Mỹ không thể bảo vệ Seoul ít nhất trong vòng 24 giờ đầu tiên của chiến tranh, hoặc có thể là trong 48 giờ. 

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên được giới thiệu trong cuộc diễu binh ngày 15-4 ở Bình Nhưỡng - Ảnh: Reuters
NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Ngày 15-5, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết ông không mấy hy vọng sẽ có bước đột phá trong đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul ngày 16-5 cho đến khi ông Trump và ông Putin gặp mặt trực tiếp.

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin

Anh, Đức hợp tác phát triển tên lửa để giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ; Ông Trump: Mỹ tiến ‘rất gần’ đến thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar