11/01/2018 11:55 GMT+7

5 lý do bạn không thể làm ngơ với sức khoẻ tâm thần

Nguồn: Sở Y tế Hà Nội
Nguồn: Sở Y tế Hà Nội

Chúng ta điều trị hiệu quả cho bệnh thể chất thì đồng thời cũng nên thay đổi lối sống để có thể làm dịu sự đau khổ về tinh thần.

5 lý do bạn không thể làm ngơ với sức khoẻ tâm thần - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: dailymail.co.uk

Thực tế về tình trạng sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam hiện nay cho thấy, trong số khoảng một phần tư người lớn bị rối loạn tâm thần có thể chẩn đoán có chưa đến một nửa số người được điều trị. Vậy tại sao bạn nên quan tâm đến sức khoẻ tâm thần?

Để có được sức khoẻ thể chất tốt hơn

Cơ thể và tâm thần có mối liên hệ chặt chẽ. Nếu cơ thể bạn mệt mỏi hoặc đau đớn, công việc và cuộc sống gia đình bạn có thể bị ảnh hưởng. Khi không thể thực hiện các hoạt động theo sở thích, bạn có thể rơi vào tình trạng căng thẳng tâm lý, lo âu và trầm cảm. Kết quả nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những người có vấn đề sức khoẻ thể chất thì dễ có khả năng phải tìm đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần nhiều gấp 3 lần so với những người không có bệnh về thể chất.

Tương tự, sức khoẻ tâm thần có vấn đề thì cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất. Khi cả hai vấn đề về tinh thần và thể chất cùng xuất hiện, các bác sĩ thường chỉ tập trung vào những phàn nàn về thể chất và như vậy không thể giải quyết triệt để chu trình bệnh tật. Tuy nhiên, nếu vấn đề sức khoẻ tâm thần được giải quyết, sức khoẻ thể chất của người bệnh sẽ cải thiện rất rõ rệt. Nghiên cứu đã cho thấy việc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân viêm khớp đã giúp người bệnh giảm đau nhanh hơn và sức khoẻ tổng thể tốt hơn.

Nâng cao năng suất và ổn định tài chính

Do tình trạng nghỉ việc, mất khả năng kiếm sống và chi phí điều trị sức khoẻ tâm thần cao, những người bệnh tâm thần không được điều trị có thể phải đối mặt với những khó khăn tài chính nặng nề.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo cáo rằng khoảng 200 triệu ngày làm việc bị mất do mỗi năm do trầm cảm và 5 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn thế giới là các vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Theo một nghiên cứu năm 2012 của các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Công cộng Na Uy, những người gặp khó khăn và trầm cảm có nhiều khả năng nghỉ bệnh nhiều lần và trong thời gian dài (trên 90 ngày).

Ít căng thẳng hơn về gia đình

Bệnh tâm thần ảnh hưởng đến cả gia đình và cá nhân người bệnh. Con cái của người bệnh tâm thần có nhiều nguy cơ bị lạm dụng, bỏ rơi, và một loạt các vấn đề cảm xúc và hành vi, thường tự cô lập với bạn bè, không nhận được sự hỗ trợ xã hội cần thiết. Trong nhiều trường hợp, những ảnh hưởng này kéo dài tới giai đoạn trưởng thành, khiến trẻ em phải tự tìm cách điều trị bệnh tâm thần.

Các thành viên khác trong gia đình cũng bị ảnh hưởng như khó khăn về tài chính, mất việc làm và các vấn đề tâm lý do cố gắng giúp đỡ thành viên mắc bệnh. Vì lý do này, phục hồi cần phải là một quá trình được cả gia đình thực hiện để cho cá nhân người bệnh và gia đình cùng quan tâm học hỏi những kỹ năng cần thiết.

Tránh tội phạm

Một số nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh tâm thần không được điều trị, đặc biệt là khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác, có nguy cơ gia tăng tội phạm bạo lực hoặc thậm chí trở thành nạn nhân. Nguy cơ phạm tội tăng lên đáng kể khi người bệnh sử dụng ma túy, rượu hoặc có các triệu chứng cấp tính, khi thiếu hiểu biết về bệnh hoặc tuân thủ thuốc kém. Hành vi bạo lực thường xảy ra đối với các thành viên trong gia đình hoặc một người gần gũi quen thuộc với người bệnh.

Đã có nhiều trường hợp người bệnh tâm thần bị lấy cắp tiền, tài sản. Ngoài ra, các vụ tấn công, hiếp dâm và giết người đã được đăng tải nhiều, đặc biệt là đối với những phụ nữ bị tâm thần phân liệt. Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tâm thần nặng không dùng thuốc có nguy cơ là nạn nhân của bạo lực cao gấp 2,7 lần so với dân số nói chung.

Cuộc sống dài hơn, hạnh phúc hơn

Theo một nghiên cứu năm 2012 trong Tạp chí y học Anh, những người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần nhẹ có thể có tuổi thọ thấp hơn. Những người mắc trầm cảm hoặc lo âu nặng có nguy cơ tử vong tăng 94%, phần lớn liên quan đến bệnh tim.

Ngay cả khi bạn vẫn có thể duy trì được công việc hàng ngày, thực hiện trách nhiệm gia đình nhưng nếu không được theo dõi và chăm sóc hợp lý, các vấn đề về sức khoẻ tâm thần vẫn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng.

Vậy tại sao bạn nên ưu tiên cho sức khoẻ tâm thần? Bởi vì việc chăm sóc tâm trí cũng như cơ thể thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ không chỉ sống lâu hơn mà còn có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Chúng ta điều trị hiệu quả cho bệnh thể chất thì đồng thời cũng nên thay đổi lối sống để có thể làm dịu sự đau khổ về tinh thần. Đặc biệt, hãy nhớ rằng sức khoẻ tinh thần rất cần được coi trọng ngang với sức khoẻ thể chất.


Nguồn: Sở Y tế Hà Nội

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar