27/10/2011 21:43 GMT+7

5 loài tê giác còn tồn tại trên thế giới

THIÊN NHIÊN
THIÊN NHIÊN

TTO - Cá thể tê giác Java Việt Nam cuối cùng đã chết tại vườn quốc gia Cát Tiên mặc dù đã có nhiều chiến dịch bảo tồn loài này tại nước ta. Sự kiện đáng buồn này đang là hồi chuông báo động tới các nhà bảo tồn trong nước cũng như quốc tế.

Để cứu được 5 loài tê giác còn lại trên thế giới thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng, tất cả đang cần những chiến dịch bảo tồn dài hạn và quyết liệt.

Dưới đây là hình ảnh và thông tin về 5 loài tê giác còn lại trên thế giới:

Phóng to

Tê giác Ấn Độ hay tê giác một sừng lớn có tên khoa học Rhinoceros unicornis, sống ở vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Himalaya thuộc Nepal và Ấn Độ. Đặc điểm nhận dạng loài này là chỉ có một sừng, chiều dài khoảng 3,6m; trên cơ thể có nhiều mảng da gồ ghề nối ghép nhau trông như “thảm đinh tán”. Tê giác Ấn Độ có hi vọng khi “dân số” đang gia tăng, với khoảng 2.850 con trên thế giới - Ảnh: Alamy

Phóng to

Tê giác trắng có tên khoa học Ceratotherium simum, có nguồn gốc ở miền nam châu Phi. Đặc điểm phân biệt loài này là có “môi vuông” và một cái bướu ở phía sau cổ. Chúng được xem là “quần thể tê giác phổ biến nhất” trên thế giới và hiện có khoảng 20.150 con - Ảnh: Stu Porter/Alamy

Phóng to

Tê giác đen có tên khoa học Diceros bicornis, sinh sống chủ yếu tại miền nam và miền đông châu Phi. Đặc điểm nhận dạng: có “môi nhọn” và dù được gọi là tê giác đen nhưng thật sự da của loài này có màu nâu. Hiện tê giác đen còn khoảng 4.860 con, dù có sự gia tăng “dân số” chậm nhưng hiện vẫn được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: First Light/Alamy

Phóng to

Tê giác Sumatra có tên khoa học Dicerorhinus sumatrensis. Loài này được tìm thấy tại Đông Nam Á. Đặc điểm nhận dạng: có hai sừng và là một trong 5 loài tê giác có nhiều lông nhất. Hiện tê giác Sumatra chỉ còn khoảng 275 con, được phân loại ở mức “Cực kỳ nguy cấp, CR) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) - Ảnh: WWF

Phóng to

Tê giác Java có tên khoa học Rhinoceros sondaicus. Đặc điểm nhận dạng: chỉ có một sừng, nhưng chiều dài cơ thể ngắn hơn tê giác Ấn Độ khoảng 3,1-3,2m. Hiện chỉ còn 44 con tê giác Java sống tại một vườn quốc gia nhỏ ở Indonesia. Riêng phân loài tê giác Java tại Việt Nam đã được các nhà khoa học tại Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố tuyệt chủng - Ảnh: Al Pidgen/Alamy

Phóng to

Một trong vài hình ảnh hiếm hoi của loài tê giác Java tại Việt Nam - trước khi cá thể cuối cùng bị bắn chết tại vườn quốc gia Cát Tiên - được WWF chụp được nhờ đặt bẫy ảnh tự động - Ảnh: WWF

Phóng to

Hình ảnh đau lòng cho thấy một viên đạn đã “ghim” vào xương chân con tê giác Java cuối cùng tại Việt Nam. Chúng ta dù không muốn nhưng phải đành nói lời “tạm biệt” loài tê giác này - Ảnh: WWF

Xem video: “Vietnamese Javan rhino - road to extinction” (Tạm dịch: Tê giác Java Việt Nam - Đường tới sự tuyệt chủng) - Nguồn: YouTube
THIÊN NHIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar