04/02/2020 08:56 GMT+7

5.000 tấn nông sản ùn ứ, mỗi ngày vẫn có 20-30 xe hàng lên cửa khẩu

NGỌC AN - CHÍ TUỆ
NGỌC AN - CHÍ TUỆ

TTO - Chiều 3-2, Bộ NN&PTNT đã họp với các bộ, ngành nhằm thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra.

5.000 tấn nông sản ùn ứ, mỗi ngày vẫn có 20-30 xe hàng lên cửa khẩu - Ảnh 1.

Dưa hấu ùn ứ không xuất được sang Trung Quốc tập kết ở thị xã An Nhơn (Bình Định) để bán lẻ - Ảnh: THÁI THỊNH

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, từng bộ, ngành phải có phương án cụ thể để ứng phó.

Xe hàng vẫn lên Lạng Sơn

Ông Nguyễn Công Trưởng - phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - cho biết mùng 5 tết, phía Trung Quốc tiếp tục thông báo có biện pháp mạnh mẽ để hạn chế nhập khẩu từ biên giới. Nên tại cửa khẩu Tân Thanh, 5.000 tấn nông sản bị ùn ứ lại, đặc biệt, hằng ngày vẫn có từ 20-30 xe hàng lên cửa khẩu.

Ông Trưởng cảnh báo dù Lạng Sơn đã mở đường riêng để khơi thông hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước, nhưng nhiều xe sang được nước bạn cũng không tiêu thụ được vì chợ đầu mối đã đóng, phải nằm chờ.

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết hai bên đã tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, giải quyết hàng tồn đọng ở các cửa khẩu. Dự kiến với những xe đã có hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ cho hàng qua lại giữa các cửa khẩu để lưu thông hàng hóa.

Ông Trần Quốc Khánh - thứ trưởng Bộ Công thương - cũng cho biết tình hình dịch bệnh đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, như giao thông vận tải, du lịch, bán lẻ, thị trường chứng khoán, logistics.

Trong đó, riêng hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng ngắn hạn và trung hạn từ 6 - 8 tháng do nhu cầu tiêu thụ giảm, như chuỗi thức ăn nhanh, chuỗi nhà hàng đóng cửa hàng trăm cửa hàng.

Dừng xuống giống dưa hấu

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dịch bệnh gây tổn thương tất cả các ngành kinh tế, nhưng nông nghiệp tổn thương lớn nhất vì Trung Quốc chiếm 22-24% kim ngạch xuất khẩu cho nông sản VN, có nhóm chiếm tới 80% như thanh long. Ông Cường cũng lo ngại khi nhiều hàng nông sản đang được đàm phán ký kết cũng bị chậm lại như sầu riêng, khoai lang...

"Cần nhận diện tình hình với tinh thần khẩn trương, quyết liệt và bình tĩnh tránh hoang mang cực độ. Đồng thời biến thách thức thành thời cơ, bàn giải pháp tái cơ cấu sâu sắc hơn ngành nông nghiệp, chứ không chỉ rủi ro mới bàn biện pháp, chắp vá" - bộ trưởng nhấn mạnh và đề nghị sản xuất phải hình thành nên chuỗi giá trị, chuỗi liên kết lớn, chứ không phải cứ sản xuất nhiều rồi đi giải cứu.

Riêng nhóm dưa hấu, ông Cường đề nghị các tỉnh chưa xuống giống và chuyển sang cây trồng khác, phát triển thị trường mới. Sau buổi này, ông Cường cho hay lãnh đạo bộ sẽ trực tiếp đi nhiều nước để xúc tiến thương mại, để xuất khẩu chính ngạch. Các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cũng cần xem đây là cơ hội để tăng tính liên kết, phối hợp sản xuất.

Cân nhắc giảm thuế phí

Ông Nguyễn Đình Tùng - đại diện Hiệp hội Rau quả VN - cho rằng cần khuyến khích bán hàng online, giao hàng tận nơi; tăng đưa vào bảo quản lạnh, có chính sách hỗ trợ chế biến, thậm chí ông này đề nghị... miễn giảm tiền điện để giảm chi phí kho lạnh...

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương - phó tổng giám đốc Central Group VN (sở hữu BigC) - cho biết vẫn thu mua thanh long và dưa hấu với mức giá tốt, nên đề nghị Bộ Công thương cung cấp danh sách để thu mua cho bà con. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh cần tuân thủ nguyên tắc quốc tế, tránh khi xuất khẩu tốt lại quay lưng với nội địa.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết Bộ Công thương đã chủ động chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khác... Tuy nhiên, ông Khánh cũng cho rằng bà con nông dân cần điều chỉnh ngay sản xuất vì dịch bệnh có thể kéo dài; tăng cường tiêu thụ nội địa, kêu gọi người dân chung tay ủng hộ trái cây trong nước...

"Nhiều nước cũng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất, du lịch lữ hành, nên đề nghị Bộ NN&PTNT cần tổng hợp nhu cầu để có biện pháp hỗ trợ nông dân. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính vào cuộc cùng rà soát giảm thuế, phí cho hàng hóa lưu thông trong giai đoạn hiện nay..." - ông Khánh đề nghị.

* Ông Nguyễn Hoài Nam (phó tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản VN - VASEP): Trong khó ló cơ hội

3789197-nguyenhoainam 2(read-only)

Dù không có tình trạng hủy đơn hàng nhưng do nước bạn nghỉ tết kéo dài để tránh dịch nên nhiều doanh nghiệp bị chậm nhận đơn hàng.

Một số hãng tàu biển lớn đi Trung Quốc cũng đã ngưng nhận container hàng đi nước này. Khách hàng thủy sản bán trực tiếp vào siêu thị và nhà hàng cũng bị ảnh hưởng khi hệ thống nhà hàng ngừng và giảm tiêu thụ.

Tuy nhiên, cũng có những cơ hội, khi các thị trường lớn của Trung Quốc với mặt hàng cạnh tranh với VN cũng bị tác động. Như với cá ngừ Trung Quốc, đây là cơ hội cho doanh nghiệp VN để tranh thủ tiêu thụ ở châu Âu và Mỹ.

Quảng Nam tìm thị trường cho dưa hấu, mực khô

Ông Ngô Tấn - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam - cho biết như trên trước tình hình dịch bệnh. Hiện nay lượng mực khô tồn đọng từ trước tết đã được giải quyết xong, tuy nhiên bây giờ ngư dân đã ra khơi đầu năm, cỡ tầm 1-2 tháng nữa các tàu đánh bắt mực khô sẽ cập bến, nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp thì việc xuất khẩu hàng nghìn tấn mực sẽ khó khăn. Tuy nhiên mặt hàng này vẫn có thể tìm đường xuất khẩu chính ngạch qua Thái Lan.

Lo nhất là cánh đồng dưa hấu hơn 300ha cỡ hai tháng nữa sẽ thu hoạch. "Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài sợ rằng mặt hàng này sẽ "đứng bánh" vì xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc" - ông Tấn nói. Theo ông Tấn, để chủ động ứng phó, ngoài những hỗ trợ của bộ, ngành, trung ương, sắp tới ngành nông nghiệp của tỉnh sẽ họp bàn, tính toán để có những giải pháp đối phó nếu dưa hấu không xuất sang được Trung Quốc.

LÊ TRUNG

Đề xuất hỗ trợ

Ông Nguyễn Quốc Trịnh - chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An - cho biết sau khi nhiều doanh nghiệp đã cố gắng mua giúp cho người dân thanh long với giá 10.000 đồng/kg, hiện các kho lạnh trên địa bàn đã đầy, không thể tiếp tục mua trữ. Do đó, nhiều nhà vườn đang tiếp tục kêu gọi mua thanh long với giá khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg nhưng rất ít thương lái mua.

Theo ông Trịnh, để giải quyết tình trạng này, hi vọng Nhà nước sẽ tiếp tục tập trung tìm kiếm đầu ra thanh long thay vì đổ bỏ. Ông cũng đề xuất Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ các cơ sở thu mua, chế biến đã mua ủng hộ bà con trong dịp này. "Kho lạnh vận hành rất tốn kém, nên nếu được hỗ trợ về vốn vay, về thuế... là điều cần thiết" - ông Trịnh nói.

SƠN LÂM - BỬU ĐẤU

Bao giờ nông sản Việt Nam có thể vào lại Trung Quốc?

TTO - Đến ngày 8-2 (rằm tháng giêng), nếu Trung Quốc xác nhận không có dịch virus corona ở biên giới, nông sản sẽ tiếp tục được xuất sang. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, người dân nên hạn chế đưa hàng nông sản lên cửa khẩu giai đoạn này.

NGỌC AN - CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay

Tổng thống Trump thông báo sẽ bắt đầu gửi thư thông báo thuế cho các nước trong hôm nay, trước khi thời gian tạm hoãn thuế kết thúc.

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay

Nhiều doanh nghiệp Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

Các doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm, nhiên liệu sinh học, hàng không - vũ trụ và nông nghiệp mong muốn hợp tác nhiều hơn với Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

Giá nhiều loại trái cây ở mức thấp

Được mùa, nhưng thị trường tiêu thị lại không tăng, khiến giá nhiều loại trái cây như vải thiều, sầu riêng, chôm chôm... phải bán rẻ hơn mọi năm.

Giá nhiều loại trái cây ở mức thấp

Chứng khoán tuần mới: Lên 1.400 hay lùi về 1.350 điểm, điều gì đang chờ thị trường?

Dòng tiền lan tỏa có thể giúp VN-Index vượt mốc 1.400 điểm trong tháng 7, nhưng các sự kiện khó lường về diễn biến thuế quan trong tuần này.

Chứng khoán tuần mới: Lên 1.400 hay lùi về 1.350 điểm, điều gì đang chờ thị trường?

Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ

Chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra những cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nam Mỹ.

Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ

Khám phá tam giác trị liệu tại 'Đảo châu Âu' - biểu tượng Wellness Island tại miền Trung

Trên diện tích 33ha, cư dân của 243 căn biệt thự được sống biệt lập, kín đáo, chăm sóc sức khỏe từ tam giác trị liệu: sống thư thái từ tác động gian mặt nước, các khu vườn chủ đề ngay bên thềm nhà, tận hưởng dịch vụ cao cấp tại Wellness Clubhouse.

Khám phá tam giác trị liệu tại 'Đảo châu Âu' - biểu tượng Wellness Island tại miền Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar