11/03/2024 20:34 GMT+7

45 phường ở Đà Nẵng sẽ nhập còn 36 phường, có tên gọi mới

Sau khi sắp xếp, trong 2 năm tới Đà Nẵng sẽ chỉ còn 36 đơn vị hành chính phường, giảm 9 đơn vị so với hiện nay.

Hiện nay Đà Nẵng có 56 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp sẽ còn 47 đơn vị gồm 36 phường, 11 xã - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Hiện nay Đà Nẵng có 56 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp sẽ còn 47 đơn vị gồm 36 phường, 11 xã - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Nhập nhiều phường ở hai quận trung tâm

Ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, vừa ký ban hành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2023 - 2025.

Hiện nay Đà Nẵng có 56 đơn vị hành chính cấp xã gồm 45 phường, 11 xã. 

Theo phương án này, sau khi sắp xếp sẽ còn 47 đơn vị gồm 36 phường, 11 xã. Như vậy sẽ giảm 9 phường, chiếm tỉ lệ 20% tổng số phường (9/45), trong đó chủ yếu ở các quận trung tâm.

Cụ thể tại quận Hải Châu, dự kiến sáp nhập phường Hải Châu 1 với phường Hải Châu 2, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Hải Châu 1.

Sáp nhập phường Phước Ninh, phường Nam Dương và phường Bình Hiên, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là Nam Bình Phước hoặc Nam Phước.

Sáp nhập phường Bình Thuận với phường Hòa Thuận Đông, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Hòa Bình.

Tại quận Thanh Khê dự kiến sáp nhập phường Tam Thuận với Xuân Hà, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Hà Tam Xuân.

Sáp nhập phường Thạc Gián với phường Vĩnh Trung, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Thạc Gián.

Sáp nhập phường Tân Chính với Chính Gián, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Tân Chính Gián.

Sáp nhập phường Thanh Khê Đông với Hòa Khê, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Thanh Hòa.

Tại quận Sơn Trà, dự kiến sáp nhập phường An Hải Đông và An Hải Tây, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường An Hải Nam.

Phường Thạch Thang thuộc quận Hải Châu do phường Thạch Thang là địa danh lịch sử đã được ghi nhận từ năm 1858. Thạch Thang có di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Phường Thạch Thang thuộc quận Hải Châu do phường Thạch Thang là địa danh lịch sử đã được ghi nhận từ năm 1858. Thạch Thang có di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đề nghị đặc biệt đối với phường Thạch Thang

Trong phương án này, UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị không hoặc chưa sắp xếp đối với phường Thạch Thang (quận Hải Châu) do yếu tố đặc thù.

Theo đó về lịch sử, địa danh Thạch Thang đã có từ rất sớm. Suốt chiều dài lịch sử phát triển của Đà Nẵng, địa danh này luôn nằm trong vùng trung tâm, trọng điểm từ trước đến nay.

Thạch Thang cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng về chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng ở TP Đà Nẵng…

Trước đó, Bộ Nội vụ cũng đã có công văn do Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng ký cho rằng để có đủ căn cứ thực hiện các phương án này, Đà Nẵng cần thuyết minh, bổ sung, giải trình làm rõ hơn các nội dung với đề xuất không thực hiện sắp xếp đối với phường Thạch Thang.

Bộ Nội vụ cho rằng Đà Nẵng cần bổ sung, làm rõ hơn và chứng minh việc mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi thực hiện sắp xếp phường Thạch Thang với đơn vị hành chính cấp xã liền kề khác.

Trường hợp không có đủ cơ sở theo quy định thì thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025.

Phường Thạch Thang nơi đặt Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Phường Thạch Thang nơi đặt Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Bộ Nội vụ lưu ý tên gọi tạo đồng thuận

Trước đó Bộ Nội vụ đã lưu ý Đà Nẵng đánh giá toàn diện phương án sắp xếp để bảo đảm sự tiếp nối của giai đoạn 2023 - 2025 với giai đoạn 2026 - 2030. Đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch của địa phương.

Trong đó bao gồm quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch khác có liên quan bảo đảm phù hợp, thống nhất với phương án tổng thể sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 và có tính đến việc sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030.

"Cân nhắc kỹ tên gọi của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp, lưu ý đến các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương. Đồng thời ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp hoặc tên gọi đã được sử dụng trong lịch sử hình thành, phát triển" - bộ này lưu ý.

Lấy ý kiến 32.000 người về việc sáp nhập phường của quận trung tâm Cần Thơ

Người dân 4 phường thuộc quận Ninh Kiều - quận trung tâm Cần Thơ - được lấy ý kiến về việc sáp nhập thành một phường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar