06/01/2016 14:58 GMT+7

4 nguyên nhân ươm mầm bệnh thiếu trung thực của người Việt

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN
LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN

TTO - Tùy tiện trong giáo dục, thiếu sự xử phạt nghiêm minh, đặt cái tôi quá lớn, thiếu rèn luyện và thiếu tính tự lập... là 4 nguyên nhân cơ bản khiến người Việt trẻ thất bại.

Học sinh Trường THPT An Dương Vương (TP.HCM) làm bài kiểm tra ở sân trường là một trong những cách làm để rèn luyện cho học sinh tính trung thực, sự công bằng trong học tập. - Ảnh: từ Facebook của Trường THPT An Dương Vương

Trên đây là phân tích của bạn đọc Lê Phạm Phương Lan - giảng viên khoa tâm lý Trường ĐH Nguyễn Huệ (Đồng Nai) - sau khi có nhận xét của một người Nhật “.

Theo bạn đọc Phương Lan, nhận xét lời thật mất lòng này của cô đã phần nào phản ánh chân thực tính cách xấu của người Việt trẻ, để từ đó mỗi người phải nhìn lại mình, những gia đình trẻ nên xem lại cách giáo dục con cái.

Dưới đây là 4 nguyên nhân cơ bản từ giáo dục gia đình và tác giả mong rằng các bậc cha mẹ cũng rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu:

1- Tự do, tùy tiện trong giáo dục con cái

Một số cha mẹ vì thiếu quan tâm, bất lực, bế tắc mà để con cái phát triển một cách tự do, tùy tiện theo sự thích ứng của môi trường sống. Vì thế, dẫn đến phần lớn các em có thói quen hay ngang tàng, có vẻ tự lập nhưng lại liều lĩnh, coi thường pháp luật.

Từ đó, các em cũng khó hình thành được nét tính cách thật thà hay trung thực trong các mối quan hệ, thậm chí các em còn không hiểu được giá trị cốt cách của sự trung thực này. Có cha mẹ thì lại không mẫu mực, thường xuyên nói dối nên con cái cũng từ đó mà bắt chước làm theo.

Chẳng hạn, một ví dụ mà không ít cha mẹ người Việt mắc phải là: Khi có khách đến vì lý do nào đó mà không muốn tiếp khách nên thường bảo con cái ra nói với với người khách nọ là cha mẹ đi vắng để họ ra về. Như vậy, đây chính là bài học “dối trá” mà vô tình trẻ lại được học từ chính cha mẹ mình, đó thật sự là sự phản chiếu trực tiếp đến sự lệch chuẩn của trẻ.

2- Thiếu sự xử phạt nghiêm minh

Giáo dục gia đình trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng trong sự hình thành nét tính cách tốt đẹp ở trẻ, ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống lúc trưởng thành. Mỗi lần các em vi phạm, cha mẹ lại không có biện pháp giáo dục hiệu quả thì trẻ càng dễ có cơ hội vi phạm trong các hoàn cảnh tương tự.

Chẳng hạn, những đứa trẻ 6-8 tuổi có biểu hiện gian dối như lấy cắp đồ trong gia đình, khi cha mẹ phát hiện mà vẫn không uốn nắn thì các em càng dễ có những hành vi trộm cắp cũng như nói dối người lớn một cách có chủ đích. Thậm chí có cha mẹ nuông chiều con quá mức, muốn gì được nấy, khi gặp phải thất bại hoặc mắc sai lầm thì trẻ thường suy diễn, bịa đặt, nói dối… để che giấu sự thật.

3- Đừng để trẻ đặt cái tôi quá lớn

Tâm lý một số trẻ luôn đặt “cái tôi” quá lớn, luôn coi mình là nhân vật số một, hay đề cao bản thân, coi mình là trung tâm, cái rốn của vũ trụ. Vì thế, trong nhiều hoàn cảnh trẻ buộc phải nói dối, phải thổi phồng hoặc bóp méo sự thật.

Trường hợp này cha mẹ phải thật nghiêm khắc, yêu cầu trẻ phải thừa nhận khuyết điểm, trung thực một cách tuyệt đối. Nếu không điều chỉnh, cái tôi cá nhân này ảnh hưởng xấu đến lúc trưởng thành, khó hòa nhập, khó thích nghi.

4- Thiếu rèn luyện trước khó khăn và thiếu tính tự lập

Một điều khác biệt rõ nét giữa trẻ Việt Nam với trẻ Nhật Bản là: quan điểm của người Nhật là dạy con biết chịu đựng những khó khăn, vất vả từ rất sớm, trẻ phải thích nghi được với sự nóng nực cũng như sự rét mướt một cách rất tự giác. Đầu tiên là sự thích ứng giữa cơ thể với môi trường tự nhiên, sau đó là sự thích ứng với môi trường xã hội trong các hoạt động như lao động, học tập, sản xuất...

Do đó khi gặp hoàn cảnh phức tạp khác trẻ sẵn sàng chấp nhận thử thách hoặc chấp nhận thất bại chứ không phải nói dối hoặc biện minh cho hành động của mình. Chính sự thử thách nên trẻ Nhật Bản cũng hình thành tính tự lập từ rất sớm. Trong điều kiện có thể, các em sẵn sàng giải quyết bằng chính năng lực của bản thân mà không phải nề hà người khác hoặc che giấu kết quả lao động của mình.

Còn ở Việt Nam không ít trẻ thiếu tính kiên cường, tự chủ khi đối mặt với khó khăn vì luôn có cha mẹ làm thay, nên khi gặp khó khăn, trở ngại thường xảy ra tâm lý trông chờ vào người khác, hoặc tìm ra mọi lý do để biện hộ, đổ thừa cho kết quả không tốt của bản thân.

Hãy gieo lời nói hay để gặt một hành động đúng. Sự trung thực nhất định phải được giáo dục bài bản. Song, để thực hiện tốt điều đó phải có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình là gốc rễ.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn có thể trao đổi với tác giả về ý kiến trong bài viết này có thể gửi đến địa chỉ [email protected] hoặc phần bình luận bên dưới. Xim cảm ơn.
LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm; Cứu trẻ bằng drone... là những thông tin thu hút nhiều bạn đọc quan tâm tuần qua.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên việc sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ. Sau sáp nhập, biển số xe người dân được cấp như thế nào?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Sau treo thưởng 50 triệu của chủ tịch Cần Thơ, có nhiều hiến kế chống ngập 'độc lạ'

Sau treo thưởng của chủ tịch Cần Thơ, nhiều giải pháp 'độc lạ' để thoát ngập lẫn kiến nghị xử phạt hành vi vứt rác bừa bãi đã được góp ý, hiến kế.

Sau treo thưởng 50 triệu của chủ tịch Cần Thơ, có nhiều hiến kế chống ngập 'độc lạ'

Có nên bỏ hoàn công khi xây dựng nhà?

Liệu có nên bỏ việc hoàn công công trình như một số ý kiến đề xuất?

Có nên bỏ hoàn công khi xây dựng nhà?

Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở: Thu tiền sử dụng đất sao cho hợp lý?

Tại một số địa phương, người dân phải đóng tiền sử dụng đất cao khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở: Thu tiền sử dụng đất sao cho hợp lý?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar