10/05/2021 17:40 GMT+7

4 bệnh nhân COVID của Việt Nam có diễn biến lâm sàng tăng nặng rất nhanh

TTXVN
TTXVN

TTO - Bốn bệnh nhân được hội chẩn gồm các ca định danh 3019, 3153, 3015 và 3028. Tất cả đều trong tình trạng nặng, nhiều bệnh lý nặng đi kèm.

4 bệnh nhân COVID của Việt Nam có diễn biến lâm sàng tăng nặng rất nhanh - Ảnh 1.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Trường mầm non Hoa Phượng Đỏ, phường 6, Gò Vấp ngày 8-2 - Ảnh: HCDC TP.HCM

Ngày 10-5, tại Trung tâm Quản lý và điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19 đã diễn ra buổi hội chẩn cho 4 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) với các chuyên gia đầu ngành của cả nước.

Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, phó trưởng Tiểu ban Điều trị, giám đốc Trung tâm Quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19 cùng giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Bình - tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch, chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam tại điểm cầu Bạch Mai - đã điều hành buổi này.

Bốn bệnh nhân được hội chẩn gồm các ca số 3019, 3153, 3015, 3028. Tất cả đều trong tình trạng nặng, nhiều bệnh lý nặng đi kèm.

Trong đó, bệnh nhân 3019 (54 tuổi) có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm không được điều trị thường xuyên, sỏi thận hai bên, suy thận mạn, từng mổ lấy sỏi thận trái, nội soi tán sỏi niệu quản, dẫn lưu thận…

Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở I từ ngày 9-4, sau đó được chuyển sang điều trị tại khoa nhiễm khuẩn tổng hợp thuộc cơ sở 2.

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm hạch - tràn dịch màng phổi - phù phổi cấp, suy tim, suy thận mạn. Hiện tại, bệnh nhân đã được chạy ECMO ngày thứ 5, thở máy bảo vệ phổi và điều trị các bệnh lý đi kèm.

Đánh giá về tình trạng của bệnh nhân 3019, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Bình liên hệ tới tình trạng của bệnh nhân 1536 với nhiều bệnh lý đi kèm được điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng trước đó và đề nghị các bác sĩ cần sàng lọc xác định lại căn nguyên gây hạch, chẩn đoán lao, kiểm soát để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, tăng cường dinh dưỡng cũng như theo dõi sát diễn biến của bệnh.

Bệnh nhân 3153 (63 tuổi) được chẩn đoán viêm cột sống dính khớp hơn 10 năm, không được điều trị, gù vẹo cột sống trên 10 năm nay. Hai tháng nay, bệnh nhân sốt cơn 38-39 độ C, chủ yếu về chiều tối, không ho, không khó thở, đại tiểu tiện bình thường.

Bệnh nhân đã được khám và điều trị 2 đợt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân cắt sốt 3-5 ngày được cho ra viện, sau đó sốt lại với tính chất tương tự.

Hiện tại, bệnh nhân đang được thở máy, sử dụng kháng sinh, thuốc chống đông, chú trọng dinh dưỡng, phục hồi chức năng, tìm và điều trị nguyên nhân sốt kéo dài. Các bác sĩ ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 cho biết rất khó cai thở máy đối với bệnh nhân này vì tình trạng gù vẹo cột sống, cổ gập ngắn, khó mở khí quản.

Về tình trạng sốt kéo dài của bệnh nhân, ông Nguyễn Gia Bình khuyến cáo các đồng nghiệp cảnh giác với những ca bệnh nhiễm trùng cơ hội do tình trạng sử dụng corticoid kéo dài, xuất phát từ việc người dân tự ý sử dụng thuốc hoặc một số đơn thuốc do bác sĩ kê thiếu thận trọng.

Đặc biệt, do bệnh nhân có tình trạng thiếu máu nhược sắc nên các chuyên gia đề nghị bệnh viện làm thêm xét nghiệm tủy đồ cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được tăng cường dinh dưỡng và làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt khác.

Bệnh nhân 3015 (54 tuổi) có tiền sử uống rượu nhiều năm với liều lượng 500ml/ngày và đã bỏ rượu 2 năm nay. Bệnh nhân còn bị xơ gan đã 2 năm. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do O. Anthropi/Xơ gan rượu.

Theo phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam Nguyễn Hồng Hà, bệnh nhân này ở trong tình trạng xơ gan và loét dạ dày, do đó cần các bác sĩ cân nhắc kiểm soát đông máu (có nguy cơ chảy máu cho gan, tiêu hóa). Bệnh nhân cần được theo dõi sát tình trạng xơ gan, tăng cường dinh dưỡng…

Bệnh nhân 3028 (70 tuổi) nhập viện ngày 3-4 trong tình trạng sốt kéo dài. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường trong 21 năm, được điều trị thuốc uống, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não di chứng yếu một nửa người ở bên trái.

Bệnh nhân sốt từng cơn, có cơn rét run, đau đầu nhiều khi sốt, không buồn nôn, không nôn, không ho, không khó thở. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết/tăng huyết áp - đái tháo đường - nhiễm nấm cơ hội - viêm phổi - viêm xoang mạn tính - sốt kéo dài.

Kết quả xét nghiệm ngày 5-5 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, nhập khoa cấp cứu điều trị được 5 ngày. Hiện tại, bệnh nhân sốt cao, suy hô hấp tăng phải đặt nội khí quản và được điều trị tại khoa hồi sức tích cực.

Đối với bệnh nhân này, các chuyên gia đề nghị bệnh viện xem xét đổi kháng sinh, thuốc chống nấm, cấy vi sinh tìm nguyên nhân sốt kéo dài, siêu âm tim, chụp thêm CT đánh giá những tổn thương và tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh.

Các chuyên gia đã hội chẩn rất kỹ đối với 4 bệnh nhân nặng có nhiều bệnh lý nền kèm theo. ông Lương Ngọc Khuê đánh giá cao sự nỗ lực của các bệnh viện trong công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19; mong các chuyên gia tiếp tục đồng hành trong nhiệm vụ này và trong công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng.

"Những ca bệnh nặng, những nội dung khó sẽ được Trung tâm Quản lý và điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19 điều phối và hội chẩn qua hệ thống Teleheath".

Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, diễn biến dịch đợt này có nhiều thay đổi so với những đợt trước. Trong số bệnh nhân đang được điều trị, số người không có triệu chứng lâm sàng chỉ còn 59,3% (ở đợt dịch trước là trên 80%).

Số người có biểu hiện lâm sàng nhẹ lúc vào viện tăng lên 35,8%. Số có biểu hiện lâm sàng mức độ vừa (tiên lượng nặng) là 3,4%. Số bệnh nhân nặng là 1,4%, trong đó có một ca phải áp dụng ECMO (phương pháp "oxy hóa qua màng ngoài cơ thể") tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các bệnh nhân có diễn biến lâm sàng tăng nặng rất nhanh, áp lực đối với các bệnh viện đang phải điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 trong những ngày tới là rất nặng nề.

Ấn Độ chưa hiểu vì sao nhiều bệnh nhân COVID-19 'mất tích'

TTO - Phó thủ hiến Delhi, ông Manish Sisodia, ra lệnh điều tra vụ việc 23 bệnh nhân COVID-19 biến mất khỏi một bệnh viện ở Ấn Độ. Ông cảnh báo sự việc sẽ cản trở nỗ lực chống dịch của chính quyền địa phương.

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Trước nguy cơ gia tăng bệnh truyền nhiễm COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc đẩy mạnh phòng chống dịch, mở đợt cao điểm phòng chống dịch trong tháng 6 và tháng 7.

COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Sản phẩm giảm cân Ngân 98 quảng cáo: Chỉ 1/3 hợp pháp, Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm

Trước loạt nghi vấn về việc chứa chất cấm trong các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, Bộ Y tế đã yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm và kiểm tra quy trình sản xuất các sản phẩm này.

Sản phẩm giảm cân Ngân 98 quảng cáo: Chỉ 1/3 hợp pháp, Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

Hơn 3.000 phụ nữ tại TP.HCM sắp nhận được khoản trợ cấp 3 triệu đồng. Chính sách khuyến khích sinh con thứ hai này đang thu hút sự quan tâm lớn.

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Kết quả giải trình tự gene của một số bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM có 83% mẫu là biến chủng NB.1.8.1 đang lưu hành tại nhiều nước.

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar