05/01/2014 09:02 GMT+7

30 năm cùng Tuổi Trẻ Cười: Đủ các kiểu cười!

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM)
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM)

TT - Ngày hội 30 năm Tuổi Trẻ Cười đã mang đến cho những độc giả của mình một không khí thật xuân, rộn rã tiếng cười theo đúng kiểu của... Tuổi Trẻ Cười.

Phóng to
Khán giả cùng nhau tập yoga cười dưới sự chỉ dẫn của huấn luyện viên yoga cười Trịnh Xuân Trường và Nguyễn Thị Cúc tại ngày hội kỷ niệm 30 năm Tuổi Trẻ Cười ở Thảo cầm viên, Q.1, TP.HCM sáng 4-1 - Ảnh: Quang Định

"30 tuổi vẫn duy trì cốt cách, phong độ trẻ trung, dũng cảm. 30 tuổi vẫn được các thế hệ công chúng tiếp tục đồng hành. Trong quá khứ và ngay cả tương lai, khó có tờ báo trào phúng nào phá vỡ kỷ lục này của Tuổi Trẻ Cười"

Từ sáng sớm 4-1, bà Huỳnh Mai, 53 tuổi, đã có mặt tại Thảo cầm viên Sài Gòn để chắc chắn mình không bỏ qua những tiết mục đắt giá nào của ngày hội 30 năm cùng Tuổi Trẻ Cười. Cầm trên tay bức chân dung biếm họa của chính mình, bà hồ hởi mở lòng: “Tôi đọc Tuổi Trẻ Cười đã lâu, là độc giả trung thành, nhưng đây là lần đầu tiên thật sự đến ngày hội của báo. Cuộc sống trong con mắt của những người làm nên Tuổi Trẻ Cười có nhiều cái cười: có cái cười vui nhộn, có cái cười chua chát, nhưng đó mới đúng là bộ mặt muôn vẻ của cuộc đời. Chương trình hôm nay rất sinh động, có văn - thơ - nhạc - họa, có cái gì đó rộn ràng thật tết”.

Trong khi đó, gia đình bốn người của chị Mạc Thị Ngọc Quyên (Q.Bình Thạnh) lại thỏa thuê cười đến... chảy nước mắt khi xem lại những clip được trao giải của cuộc thi Khoảnh khắc đáng nhớ được tổ chức trong khuôn khổ ngày hội. Cái nắng oi ả giữa công viên 12g trưa không làm anh chị và hai con cảm thấy phiền lòng, chị nói: “Chưa bao giờ được cười thoải mái như thế, mình thì không đọc Tuổi Trẻ Cười thường xuyên nhưng lần nào đọc cũng thấy rất vui. Mong tờ báo vẫn duy trì được phong độ này về sau, sau nữa...”. Riêng độc giả tên Mai, 55 tuổi, nhà ở tận Q.10, một người 10 năm nay chỉ đặt duy nhất một tờ báo giao tận nhà là Tuổi Trẻ Cười, thì kỳ vọng nhiều hơn: “Đã vui phải vui hơn, đã hay phải hay hơn. Một số tiết mục hôm nay vẫn chưa... ép phê lắm, nhưng tôi tin là Tuổi Trẻ Cười sẽ luôn làm cho bạn đọc của mình bất ngờ!”.

Lẫn trong dòng người “trẩy hội” cùng Tuổi Trẻ Cười, nhiều độc giả vẫn nhận ra và xin chụp ảnh chung cùng nghệ sĩ hài Mạc Can. Hồn nhiên đi lại giữa những kiôt vẽ tranh lúc nào cũng chật nêm người của các họa sĩ biếm, ông già với chiếc mũ xám xộc xệch lẩm bẩm: “Đây là mấy bức của ông Chóe này. Tội nghiệp ổng, ổng đi rồi. Hôm nay mà có ổng chắc vui à”. Là một cây bút quen thuộc trên những trang viết hóm hỉnh của Tuổi Trẻ Cười bao năm nay, nghệ sĩ Mạc Can chia sẻ: “Kỷ niệm vui nhất với Tuổi Trẻ Cười hả? Vui nhất là lúc nhận nhuận bút đó, rủng rỉnh sung sướng lắm. Mình viết mà người ta đọc vẫn còn cười được là hay lắm rồi đó”.

Những biếm họa đã trở thành một ký ức đẹp trong hành trình 30 năm ra đời và trưởng thành của Tuổi Trẻ Cười của các họa sĩ như DAD, Huỳnh Bá Thành, Nguyễn Nghiêm, Trần Quyết Thắng, Lý Trực Dũng, Vũ Ngọc Bách, Nguyễn Bích, Satế... được đặt trang trọng dọc lối đi dẫn đến sân khấu chính. Những dãy ghế của hơn 20 họa sĩ biếm như Nhốp, Lap, Nop, Nhím, Xuân Trung, NA... với “nhiệm vụ” vẽ độc giả dưới ngòi bút của Tuổi Trẻ Cười lúc nào cũng thu hút người tham dự.

Trong tiếng cười giòn, cười sâu cay đã trở thành “thương hiệu” của mình, Tuổi Trẻ Cười hôm nay còn đón nhận một lớp độc giả mới, trẻ trung, từ... 3 tuổi đến 23 tuổi. Thay vì đến rạp chiếu bóng và đi cà phê vào sáng cuối tuần đẹp trời, độc giả Tấn Quốc (23 tuổi) cùng bạn gái vui vẻ ngồi cạnh nhau để thưởng thức những tiết mục hài đặc sắc nối tiếp được các nghệ sĩ liên tục hâm nóng chương trình. Quốc nói: “Chương trình miễn phí, lại đông vui, hấp dẫn thế này, tụi em cũng muốn tham gia cho vui. Mà thật lòng không nghĩ sẽ đông thế này. Em vừa mua cuốn báo Tuổi Trẻ Cười Xuân, đọc thấy hay ghê”.

Và như thế, mỗi người một lý do đến với ngày hội, để Tuổi Trẻ Cười của tuổi 30 có một dấu son đáng nhớ với một ngày hội hàng ngàn lượt khách tham gia, hàng ngàn lời chúc, bức tranh được tốc họa, những tiếng cười thỏa thuê, những tràng pháo tay nhiệt thành... Một buổi tiệc vui mà như lời của một độc giả tham gia chương trình đã nói - đủ đầy và súc tích: Cười đến chảy nước mắt!

Xúc động với tình cảm của độc giả

Phóng to
Tác giả Ngọc Trâm đọc bài thơ biếm đoạt giải nhất của mình - Ảnh: T.T.D.

Một trong những chương trình thu hút được sự quan tâm của độc giả đến với ngày hội chính là cuộc thi làm thơ xuân cùng Tuổi Trẻ Cười. Nhà văn - nhà báo Vũ Đức Sao Biển, thành viên ban giám khảo, cũng là người đã gắn bó với Tuổi Trẻ Cười từ số ra mắt đầu tiên vào năm 1983 đến nay, không giấu được sự xúc động: “Một cuộc thi rất tự nhiên khi khán giả chỉ có khoảng một tiếng để chuẩn bị nhưng thành quả của họ làm chúng tôi ngạc nhiên, thích thú. Điều làm tôi thấy vui nhất là cuộc thi không chỉ thu hút những khán giả lớn tuổi mà những người trẻ hơn, cả các em thiếu nhi cũng hăm hở làm thơ. Không khí ấy làm tôi nhớ lại những ngày đầu tiên viết cho Tuổi Trẻ Cười, khi còn ở tòa soạn nhỏ xíu số 12 Duy Tân. Qua bao nhiêu năm, tình cảm của độc giả dành cho tờ báo vẫn nguyên vẹn, đó là điều không gì có thể so bì”.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar