26/11/2019 06:52 GMT+7

30 năm 'biên niên sử' SEA Games - Kỳ 5: Vuột huy chương vì... bận tiếp khách

SĨ HUYÊN
SĨ HUYÊN

TTO - Trước trận chung kết SEA Games 2009 với U23 Malaysia, rất đông CĐV Việt kéo sang Lào ủng hộ đội nhà với niềm tin lấy chiếc cúp vô địch sau 50 năm chờ đợi. Nhưng...

30 năm biên niên sử SEA Games - Kỳ 5: Vuột huy chương vì... bận tiếp khách - Ảnh 1.

Khí thế ngất trời của các cổ động viên VN trong trận chung kết SEA Games 2009 - Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Nhắc lại chuyện cũ nhưng tôi cũng tin rằng chuyện ấy sẽ không tái hiện với U22 VN bởi HLV Park Hang Seo rất quyết đoán, đồng thời nổi tiếng hơn tôi rất nhiều về sự nghiêm khắc lẫn phương pháp sư phạm trong sinh hoạt với cầu thủ. Chúc tuyển U22 VN thành công ở SEA Games 2019.

HLV Henrique Calisto

Trước trận chung kết SEA Games 2009 với U23 Malaysia, rất đông CĐV Việt kéo sang Lào ủng hộ đội nhà với niềm tin lấy chiếc cúp vô địch sau 50 năm chờ đợi. Nhưng khi trái bóng bật chân của Mai Xuân Hợp vô tình vượt qua cái tay đau của thủ môn Tấn Trường đi vào lưới, tất cả đã sụp đổ…

Ngoài sân, người hùng ở AFF Cup 2008 - HLV Calisto chết lặng. Người hâm mộ Việt trên đất Lào và ở VN ngày ấy cùng quay quắt với những câu hỏi: Tại sao chúng ta thua? Vì sao không thay thủ môn Tấn Trường khi anh có dấu hiệu bị đau?...

Thương nhau như thế bằng mười hại nhau

Sau khi U23 Malaysia loại "đại địch" Thái Lan ở vòng bảng (bảng A gồm U23 VN, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Timor Leste), đường đến cúp vô địch của VN xem như đã thênh thang vì trước đó U23 VN đã dễ dàng đánh bại Malaysia 3-1 ở vòng bảng.

Mặt khác, "nỗi ám ảnh Tiger Cup 1998" khi tuyển VN thất bại trước Singapore 0-1 trong trận chung kết trên sân Hàng Đẫy khiến các thành viên của đội tuyển U23 VN không hề chủ quan trước bại tướng Malaysia.

Thật không thể tin được một trong những nguyên nhân thất bại của U23 VN lại đến từ... tình yêu của người hâm mộ Việt.

Cựu HLV trưởng U23 VN, ông Calisto nói: "Tình cảm mà người hâm mộ VN dành cho các đội tuyển luôn đầy ắp. Điều đó giúp cầu thủ luôn hưng phấn, thi đấu hết sức mình. Nói ngắn gọn, đó là "vũ khí" tinh thần rất lợi hại. Tuy nhiên, thứ "vũ khí" đáng gờm ấy đôi khi lại phản tác dụng và điều đó từng diễn ra vào năm 2009 tại SEA Games diễn ra ở Lào".

Nguyên chủ tịch VFF - ông Nguyễn Trọng Hỷ cũng thừa nhận: "Có nhiều lý do dẫn tới trận thua trước U23 Malaysia. Trong đó có việc nhiều tuyển thủ chơi không đúng sức mình khi gặp trạng thái tâm lý từ những chuyến viếng thăm của CĐV".

30 năm biên niên sử SEA Games - Kỳ 5: Vuột huy chương vì... bận tiếp khách - Ảnh 3.

Những cuộc "hành xác"

Cựu tuyển thủ Nguyễn Thái Dương kể: "Thay vì tập trung tất cả từ sức lực đến tinh thần để chuẩn bị chuyên môn tốt nhất cho trận chung kết, cả đội phải chịu cảnh "hành xác" vì những cuộc thăm viếng liên miên của những đoàn CĐV.

Dù mệt mỏi nhưng tôi và các đồng đội phải cắn răng có mặt để tiếp khách. Thậm chí sau trận thắng 4-1 trước U23 Singapore ở bán kết, về khách sạn tắm rửa, ăn uống xong, thay vì nghỉ ngơi để hồi phục, chúng tôi phải lên xe đi khá xa đến một quán cà phê để gặp đội ngũ CĐV.

Nhưng rất đau là họ chỉ trò chuyện với lãnh đạo, với ban huấn luyện. Trong khi đó, cầu thủ thì "vật vờ" ở khắp nơi trong quán vì có ai đến trò chuyện, động viên gì đâu. Lúc đó tôi mới thấm thía cái câu "thương nhau như thế bằng mười hại nhau"".

Cái "dớp" phá lưới nhà

Có mặt ở sân Vientiane, anh Trần Văn Hoàn - người nổi tiếng với biệt danh Hoàn "pháo", CĐV trung thành của bóng đá VN - kể: "Trước trận chung kết, Hội CĐV Hải Phòng tổ chức hàng ngàn người đi bằng xe đò, xe gắn máy sang Lào cổ vũ đội nhà. Mỗi người tự trang bị cho mình chiếc áo đỏ sao vàng để có thể làm nên hình ảnh ấn tượng khi đội nhà đăng quang. Nhưng...".

Anh Hoàn nói tiếp: "Bóng đá VN nhiều lần thất bại trước cổng thiên đường như chung kết AFF Cup 1998, chung kết SEA Games 2003, SEA Games 2005, nhưng với tôi, đau nhất là trận thua ở SEA Games 2009. U23 Malaysia năm đó giống như "cái huông" của bóng đá VN.

Tôi nói vậy bởi trong hai trận U23 Malaysia thua U23 VN 1-3 ở vòng bảng và thắng 1-0 ở chung kết, cả hai bàn thắng vào lưới U23 VN của họ đều được tính cho hai hậu vệ Võ Hoàng Quãng và Mai Xuân Hợp của U23 VN. Cùng đá phản vào lưới đội nhà với cùng một đối thủ, đáng tiếc chuyện buồn quá hi hữu này lại xảy đến với thầy trò HLV Calisto".

Cựu HLV trưởng tuyển U23 VN Henrique Calisto:

"Tôi đã chủ quan"

hlv calisto an ui xuan hop sau tran dau 5(read-only)

HLV Calisto an ủi Mai Xuân Hợp sau trận đấu - Ảnh: N.KHÔI

Đã 10 năm trôi qua nhưng HLV Calisto vẫn nặng lòng với trận chung kết đắng ấy. Trả lời Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Calisto thẳng thắn thừa nhận những điều mình đã không đặt ra trước trận đấu với U23 Malaysia, trong đó có những cuộc thăm hỏi, tiếp xúc của nhiều đoàn CĐV với đội do VFF tổ chức.

* Những chuyến viếng thăm của CĐV xuất phát từ đâu, thưa ông?

- Từ VFF. Kể từ khi kết thúc vòng đấu bảng cho đến trước trận chung kết với U23 Malaysia, thời gian nghỉ ngơi của chúng tôi sau giờ tập, thi đấu luôn bị xáo trộn. VFF yêu cầu đội tuyển U23 VN dự các cuộc gặp mặt với nhiều phái đoàn từ VN sang để cổ vũ. Những cuộc gặp gỡ triền miên ấy khiến cho cầu thủ mệt mỏi.

* Từng nhiều lần "đương đầu" với VFF, vì sao ông không cứng rắn bác bỏ những đề nghị này?

- Dù rất muốn "chặn" nhưng tôi và ban huấn luyện không thể chối từ tình cảm đáng trân trọng từ người hâm mộ. Giá như các cuộc tiếp xúc không nhiều như thế thì tốt hơn.

* Ngoài sự mệt mỏi, những cuộc viếng thăm ấy có mang đến tác động tiêu cực cho các tuyển thủ?

- Có. Tôi không đổ lỗi, nhưng từ các lần gặp gỡ ấy khiến cho nhiều cầu thủ tự mãn vì được tâng bốc quá lời. Họ không giữ được sự sắc sảo của đôi chân, còn tinh thần luôn bay bổng khi đinh ninh rằng mình sẽ chắc thắng U23 Malaysia ở trận chung kết.

* Nổi tiếng là "người truyền lửa" cho các tuyển thủ, vì sao ông không có động thái nào trong việc lấy lại cân bằng tinh thần cho toàn đội?

- Sai lầm của tôi khi đánh rơi chiếc HCV SEA Games 2009 là việc không làm công tác tư tưởng cho toàn đội trước trận chung kết.

Khi ấy, tôi suy nghĩ rất đơn giản rằng mọi chuyện đã được chuẩn bị chu toàn, toàn đội đang chơi rất tốt thì liệu có cần thiết phải tổ chức họp chuyên môn kéo dài hàng giờ? Tôi chỉ nói ngắn gọn rằng các bạn đã làm rất tốt từ vòng bảng đến bán kết, giờ là 90 phút cuối để làm chu toàn phần việc còn lại...

* Đến bây giờ, vẫn còn ý kiến nói rằng U23 VN thất bại là do ông không thay thủ môn Tấn Trường khi bị chấn thương ở trận chung kết?

- Cậu ấy có bị gì đâu khiến tôi phải thay? Tấn Trường có bị đau, nhưng không đáng ngại. Với con mắt nghề nghiệp, tôi dư sức phát hiện ra cầu thủ có thật sự bị đau hay không.

30 năm 'biên niên sử' SEA Games - Kỳ 4: 'Hình hiệu' Minh Chiến và chuyến vinh quy trong 'tâm bão'

TTO - Sau chiếc huy chương bạc của tuyển Việt Nam ở SEA Games 1995, hình ảnh "bàn thắng vàng" từ cú sút của tiền đạo Trần Minh Chiến vào lưới Myanmar ở bán kết đã trở thành hình hiệu của chương trình thể thao VTV.

SĨ HUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar