24/02/2015 08:48 GMT+7

​30% bệnh nhân sỏi túi mật có chỉ định phẫu thuật

THÙY DƯƠNG GHI
THÙY DƯƠNG GHI

TT - Năm nay tôi 33 tuổi. Cách nay khoảng hai tháng tôi đi khám tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TP.HCM) thì phát hiện bị sỏi túi mật (kết luận ghi trong phiếu siêu âm là: Túi mật có sỏi tụ thành đám KT # 8 x 14).

Bác sĩ ở khoa tiêu hóa của bệnh viện này đã tư vấn và đưa ra hai sự lựa chọn:

1. Không phẫu thuật. Theo bác sĩ, bệnh sỏi túi mật hiện tại tây y không có thuốc đặc trị nên không cho thuốc uống. Nếu bệnh nhân chấp nhận sống chung với bệnh thì có thể gặp nguy hiểm khi sỏi đi vào ống dẫn mật gây ra viêm và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân chung sống cả đời với bệnh mà không gặp vấn đề gì.

2. Phẫu thuật. Do nguy hiểm có thể gặp phải như trên, bác sĩ cho lời khuyên tốt nhất là nên phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Vị bác sĩ này giải thích mật không thật sự quan trọng với người đã trưởng thành, mật chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa mỡ nên khi cắt túi mật, hạn chế ăn thức ăn có nhiều mỡ thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Qua tìm hiểu trên mạng và báo chí, tôi thấy có đăng bài thuốc của một lương y về việc dùng quả sung chữa được bệnh sỏi túi mật.

Hiện tại tôi rất lo lắng về bệnh tình của mình nên thông qua báo Tuổi Trẻ nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi một số vấn đề sau:

- Tôi có thể sống chung với bệnh này được không?

- Có biện pháp nào điều trị bệnh hiệu quả mà không cần phẫu thuật không?

- Nếu phải phẫu thuật thì có những ảnh hưởng gì đến sức khỏe của tôi sau này không? Hiện tại ở TP.HCM bệnh viện nào có chuyên khoa điều trị bênh này?

- Tác dụng của trái sung có thể chữa được bệnh này không? Hay có thuốc nào khác để chữa bệnh này?

V.V.Đ. (TP Biên Hòa, Đồng Nai)

* Bác sĩ HOÀNG DANH TẤN (phó trưởng khoa ngoại tiêu hóa gan mật Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) trả lời:

- Dịch mật giúp tiêu hóa, hấp thu mỡ và các vitamin tan trong mỡ. Dịch mật được bài tiết từ gan, theo ống dẫn mật chính đổ vào tá tràng. Túi mật nằm bên cạnh ống dẫn mật chính và kết nối với ống này bằng ống túi mật.

Túi mật có chức năng chứa đựng và cô đặc dịch mật nên dễ tạo sỏi. Khi cắt bỏ túi mật sẽ không ảnh hưởng đến đường dẫn mật từ gan xuống tá tràng. Chỉ 30% bệnh nhân sỏi túi mật có triệu chứng đau (có chỉ định phẫu thuật), 70% còn lại hoàn toàn không đau (chưa có chỉ định phẫu thuật). Theo dõi các bệnh nhân không đau, số chuyển sang đau sau năm năm là 10%, sau 15 năm là 18%.

Như vậy, không nhất thiết cắt túi mật phòng ngừa ở người sỏi túi mật không triệu chứng, trừ khi người bệnh có kèm bệnh tim mạch hay đái tháo đường (dễ có biến chứng nặng khi viêm túi mật). Sỏi túi mật gây đau (phải do bác sĩ xác định do dễ nhầm với đau dạ dày) thì nên chữa trị sớm để tránh các biến chứng như viêm túi mật cấp, hoại tử túi mật...

Điều trị sỏi túi mật có hai mục tiêu là hết sỏi và tránh tái phát. Muốn thế cần loại bỏ nơi tạo sỏi, tức phải cắt bỏ túi mật. Nếu để lại túi mật (uống thuốc tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể hay thậm chí mổ lấy sỏi), sỏi sẽ tái phát sau một thời gian.

Như vậy nếu chưa có triệu chứng đau và không có bệnh đái tháo đường hay tim mạch thì nên tiếp tục theo dõi. Khi sỏi túi mật có triệu chứng đau thì nên phẫu thuật cắt bỏ túi mật, sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Không nên dùng các loại thuốc tan sỏi đông y hay tây y do hiệu quả hết sỏi chưa được kiểm chứng và không ngăn ngừa được tái phát.

Hiện nay, phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật được thực hiện thường quy với mức độ an toàn cao ở nhiều bệnh viện tại TP.HCM như: Bệnh viện Đại học Y dược, Bình Dân, Nhân Dân Gia Định, Chợ Rẫy, Trưng Vương, Nhân Dân 115...

THÙY DƯƠNG GHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Ngày 16-7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đề nghị rà soát, báo cáo việc cấp giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Sau hàng chục năm phát triển, viên sỏi ở bàng quang bệnh nhân nữ ở phường Pleiku (Gia Lai) phát triển đến kích thước hơn 10cm, gần như chiếm trọn cả bàng quang.

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, trong bốn năm, Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa (nay là Bệnh viện Đa khoa Hạc Thành) đã lập khống 20 hồ sơ bệnh án tại các khoa, phòng khác nhau.

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Bé trai 5 tuổi ở xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng) nhập Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa) trong tình trạng đau bụng, nôn ói và suy kiệt. Các bác sĩ đã phẫu thuật và gắp thành công búi tóc nặng nửa ký từ dạ dày bé.

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B. (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải, nhưng không tới cơ sở y tế để xử lý hay tiêm phòng dại.

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar