13/03/2025 16:07 GMT+7

3 tỉnh Nam Trung Bộ kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ 'điểm nghẽn' để tăng trưởng

ĐÀM LINH
và 1 tác giả khác

3 tỉnh ở Nam Trung Bộ là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có nhiều lợi thế và dư địa để phát triển, tuy nhiên còn các điểm nghẽn chưa được tháo gỡ đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng.

3 tỉnh Nam Trung Bộ kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ 'điểm nghẽn' để tăng trưởng - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên hiện có rất nhiều tiềm năng và dư địa để có thể phát triển, bứt phá - Ảnh: ĐÀM LINH

Ngày 13-3, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã chủ trì làm việc với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mức tăng trưởng năm 2025.

3 tỉnh Nam Trung Bộ hướng tới tăng trưởng 2 con số

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng cao hơn so với dự kiến ban đầu.

Trong đó Khánh Hòa đặt ra mức tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2025 đạt 10,5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 96.682,8 tỉ đồng, thu ngân sách nhà nước đạt 24.532 tỉ đồng...

Tỉnh Bình Định cũng phấn đấu tăng GRDP từ 8,5% đến 9%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 9,5%; thu ngân sách nhà nước đạt hơn 18.200 tỉ đồng. 

Còn tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm đạt 8%, tạo tiền đề để các năm tiếp theo đạt mức tăng trưởng ở 2 con số. Tổng vốn đầu tư của tỉnh cũng nâng lên gần 26.000 tỉ đồng và cố gắng thu ngân sách đạt gần 6.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên để có thể tăng trưởng 2 con số liên tục ở các năm tiếp theo, theo lãnh đạo 3 tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, vẫn còn vấp phải một số mặt hạn chế, tồn tại cần được tập trung khắc phục trong thời gian tới. 

Đó là tăng trưởng các ngành, lĩnh vực chưa đảm bảo tính bền vững; các động lực tăng trưởng mới chậm được khơi thông.

Tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn khá thấp, công suất, năng lực đầu tư mới, đầu tư mở rộng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng chậm. 

Khu vực dịch vụ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Kiến nghị sớm tháo gỡ các "điểm nghẽn"

3 tỉnh Nam Trung Bộ kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ 'điểm nghẽn' để tăng trưởng - Ảnh 2.

Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn phía bắc cầu An Hải (Phú Yên) còn gặp nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng - Ảnh: ĐÀM LINH

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định - cho rằng để có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn, Chính phủ cần chỉ đạo cải cách mạnh mẽ về thể chế, góp phần tạo ra xung lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ông Thanh, trước mắt rà soát, triệt để cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc triển khai các dự án đầu tư, nhất là các bước trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đánh giá tác động môi trường, cấp mỏ vật liệu xây dựng... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư cũng như giải quyết những vướng mắc, bất cập khi triển khai các dự án đầu tư công.

"Trung ương cho phép mở rộng áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt đối với một số mô hình mới như trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, khu thương mại tự do... trên phạm vi cả nước.

Địa phương nào đáp ứng các tiêu chí và thu hút được nhà đầu tư quan tâm sẽ được xem xét áp dụng các cơ chế đặc thù, tạo động lực phát triển đồng đều và khai thác tối đa lợi thế của từng vùng" - ông Thanh kiến nghị.

Lãnh đạo các tỉnh cũng đề nghị các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục đấu giá, cấp giấy phép khai thác đất đai, khoáng sản; tháo gỡ khó khăn chồng lấn giữa quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản; giải quyết dứt điểm các dự án sai phạm, các dự án chậm tiến độ...

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành cho biết tỉnh sẽ tập trung xử lý dứt điểm các dự án sai phạm trong việc quản lý đất đai, các công trình chậm tiến độ, gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.

Làm gì để bứt phá?

Kết luận, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên có rất nhiều tiềm năng và dư địa để có thể phát triển, bứt phá.

Nếu các tỉnh có sự đầu tư mang tính chiến lược, liên kết, phối hợp cùng với nhau sẽ tạo ra một cực tăng trưởng của khu vực.

Để triển khai hiệu quả kịch bản tăng trưởng kinh tế - xã hội, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thành việc phân bổ toàn bộ nguồn vốn đầu tư trong tháng 3-2025 gắn với đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại các khu công nghiệp.

"Các tỉnh thành phải đầu tư hạ tầng giao thông để giảm dịch vụ logistics, có chính sách thông thoáng về hải quan để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài; xem xét giảm một số loại thuế, phí, lãi suất cho vay để kích cầu tiêu dùng" - phó thủ tướng đề nghị.

Chủ tịch Quốc hội: Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, ách tắc trong phát triển kinh tế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ việc cần làm sao tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, ách tắc hiện nay trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắp nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar