24/08/2024 14:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

3 thủ khoa Trường đại học Bách khoa TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm học tập

Về bí quyết học tập, thủ khoa Phạm Minh Tiến 'bật mí' phải biết cách hệ thống những gì mình tiếp thu từ thầy cô nhưng cũng phải sáng tạo khi ứng dụng.

3 thủ khoa Trường đại học Bách khoa TP.HCM cùng chọn khoa học máy tính - Ảnh 1.

Các thủ khoa đầu vào Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024 được vinh danh tại lễ khai giảng của trường sáng nay 24-8 - Ảnh: NHƯ QUỲNH

Tại lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 của Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) sáng nay 24-8, nhà trường đã vinh danh 3 thủ khoa khóa tuyển sinh 2024, cùng một nữ sinh có điểm đầu vào cao nhất theo phương thức xét tuyển kết hợp của trường.

Phạm Minh Tiến: thủ khoa xét tuyển kết hợp

Thủ khoa Phạm Minh Tiến (học sinh Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông, TP.HCM) với tổng điểm 95,62 đã chọn theo học ngành khoa học máy tính chương trình dạy và học bằng tiếng Anh.

Trong kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 1 năm 2024, Tiến đạt 1.053 điểm.

Thành tích trước đó của tân thủ khoa cũng khá ấn tượng: nhất điểm trung bình khối lớp 10, 11; nhất khối 12; IELTS 7.5; giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay môn toán TP.HCM; giải nhì học sinh giỏi môn toán cấp thành phố.

3 thủ khoa Trường đại học Bách khoa TP.HCM cùng chọn khoa học máy tính - Ảnh 2.

Thủ khoa Phạm Minh Tiến

Tiến tâm sự: "Ba mẹ và thầy cô không đặt quá nhiều kỳ vọng vì sợ gây áp lực tâm lý cho tôi, nhưng tôi lại có phần lo lắng hơn vì cái "sợ" đó. Những áp lực từ bài kiểm tra hay học tập, mình nghĩ là cần thiết nên luôn sẵn sàng tiếp nhận".

Tiến cho biết bạn không đặt mục tiêu cao hơn khả năng bản thân, nhưng quyết tâm để có kết quả xứng đáng với công sức học tập. Chàng thủ khoa thấy có thể làm tốt hơn, nhưng vì trước thi chỉ ôn nhẹ nhàng với kết quả cũng khá đẹp nên tương đối hài lòng.

Về bí quyết học tập, Tiến "bật mí" phải biết cách hệ thống những gì mình tiếp thu từ thầy cô nhưng cũng phải sáng tạo khi ứng dụng.

"Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy môi trường học tập của Trường đại học Bách khoa phù hợp với ngành nghề yêu thích và có cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp. Tôi sẽ vừa học vừa định hướng để tạo sự linh hoạt cho cả việc học và các hoạt động khác, nhưng tinh thần chung là sẽ cố gắng học tập tốt", Tiến chia sẻ.

Đinh Quốc Thịnh: thủ khoa thi đánh giá năng lực

Đinh Quốc Thịnh (Trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Khánh Hòa) đạt tổng điểm 1.080, theo học ngành khoa học máy tính chương trình tiêu chuẩn.

Năm lớp 11, may mắn được gặp một giáo viên tin học hướng dẫn về lập trình trên Python, Quốc Thịnh bắt đầu tận hưởng việc dành nhiều giờ liền để phân tích một vấn đề, viết các đoạn mã, tối ưu đoạn mã và nhìn thành phẩm của mình chạy một cách chính xác lên màn hình.

Tìm hiểu thêm về trí tuệ nhân tạo và thấy hứng thú với AI (trí tuệ nhân tạo) của Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), nên Thịnh không ngần ngại chốt nguyện vọng 1 của mình vào ngành khoa học máy tính của trường.

3 thủ khoa Trường đại học Bách khoa TP.HCM cùng chọn khoa học máy tính - Ảnh 3.

Thủ khoa Đinh Quốc Thịnh

Xác định điểm đánh giá năng lực cao sẽ có nhiều lợi thế để đậu vào Trường đại học Bách khoa, Thịnh đặt mục tiêu rất cao vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1. 

"Do lúc đó tôi bị căng thẳng nên kết quả thi đạt mức điểm ổn so với mặt bằng chung nhưng vẫn chưa chắc chắn suất đậu ngành khoa học máy tính, nên tôi tiếp tục ôn tập để thi đợt 2 và đạt được 1.080 điểm", Thịnh tâm sự.

Chia sẻ về bí quyết ôn thi, Thịnh cho hay cả 2 đợt đều như nhau là chú ý nghe giảng, đặc biệt ở các môn xã hội do các câu hỏi mở rộng trong đề đánh giá năng lực hầu như rất khó tìm trên mạng cũng như trong sách giáo khoa, nên nghe giáo viên và ghi chép lại là cách hiệu quả nhất.

"Xác định đánh giá năng lực chủ yếu rộng chứ không quá khó nên tôi đọc kỹ sách giáo khoa, giải các đề đánh giá năng lực mẫu và tìm thêm một số câu hỏi mở rộng ở trên mạng. Tôi nghĩ điểm thi có sự chênh lệch giữa hai đợt nhiều như vậy phần lớn là do đợt 2 tôi không bị tâm lý như đợt 1 cũng như có chiến thuật làm bài tốt hơn.

Đợt 1 tôi làm theo đúng thứ tự từ trên xuống nên dẫn đến lúc còn 20 câu cuối thì hơi thiếu giờ, đọc không kỹ càng lắm, đợt 2 tôi làm theo từng phần, phần nào khó quá tạm bỏ qua và quay lại sau", Thịnh cho biết.

Nguyễn Hạo Thiên: thủ khoa toàn quốc khối A1

Nguyễn Hạo Thiên (Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông, TP.HCM) là thủ khoa toàn quốc khối A1 với tổng điểm 29,8 (điểm 10 môn lý và điểm 9,8 ở hai môn toán, tiếng Anh), cũng chọn theo học ngành khoa học máy tính chương trình dạy và học bằng tiếng Anh.

Thiên cũng sở hữu thành tích "khủng": đoạt giải nhất kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay và giải nhì môn toán thi học sinh giỏi cấp thành phố. Năm lớp 11, Thiên đã đạt 8.0 IELTS.

3 thủ khoa Trường đại học Bách khoa TP.HCM cùng chọn khoa học máy tính - Ảnh 4.

Thủ khoa Nguyễn Hạo Thiên

Chia sẻ lý do chọn ngành, chọn trường của mình, Thiên cho biết: "Trường đại học Bách khoa TP.HCM là ngôi trường mơ ước từ lâu của mình. Đam mê lập trình được mình nuôi dưỡng từ khi học lớp 8. Lên lớp 11 mình đã làm được một con game cơ bản. Bố là bác sĩ, mẹ là giáo viên nhưng mình sợ máu và bản tính hướng nội nên quyết định chọn ngành khoa học máy tính".

Biết được việc cạnh tranh kiếm suất vào ngành khoa học máy tính sẽ rất căng nên Thiên quyết tâm cao độ, có thời điểm bạn học từ 6h sáng đến 2h sáng hôm sau để hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Thiên cho biết thêm: "Để có thể linh hoạt về cách giải và tốc độ giải đề, ở cùng một bài tập khó, mình mày mò nhiều phương án giải khác nhau. Học ở trường nội trú, mình không được sử dụng điện thoại nên nội dung học chủ yếu là trong sách vở, tài liệu từ thầy cô, bạn bè".

Nữ sinh có kết quả đầu vào xuất sắc nhất

Phạm Như Hà Linh (Trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Đắk Lắk), tổng điểm 93,02, là nữ sinh có điểm đầu vào cao nhất theo phương thức xét tuyển kết hợp của Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Khác với 3 nam thủ khoa của trường năm nay, Hà Linh chọn học nhóm ngành điện - điện tử. Thành tích của nữ sinh này cũng rất oách: giải ba học sinh giỏi quốc gia và giải nhất học sinh giỏi tỉnh môn toán, đoạt giải nhất về môn viết cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tỉnh.

3 thủ khoa Trường đại học Bách khoa TP.HCM cùng chọn khoa học máy tính - Ảnh 5.

Phạm Như Hà Linh

"Gia đình có rất nhiều người theo ngành điện - điện tử nên tôi nhận được nhiều gợi ý từ các bậc tiền bối về quá trình đào tạo và tương lai sau này. Bản thân tôi khá thích các môn khoa học tự nhiên và hứng thú với ngành điện cũng như ứng dụng của chúng vào đời sống.

Tôi nhận được nhiều lời khuyên rằng con gái không nên theo học ngành kỹ thuật vì khá nặng nhưng bản thân lại muốn đi tiếp con đường này dù có ra sao", Linh cho biết.

Linh cho biết thực sự không đặt mục tiêu điểm cao nhưng quyết tâm cao nhất để chắc chắn đủ điểm đậu ngành mình thích.

"Bí quyết học tập hiệu quả của tôi là làm bài tập sau khi học xong ở trên trường trong thời gian sớm nhất có thể để nắm được ngay kiến thức và vận dụng vào bài", Linh chia sẻ.

Sinh viên nữ trúng tuyển vào Trường đại học Bách khoa TP.HCM tăng

Sáng nay 24-8, Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025, chào đón hơn 5.000 tân sinh viên khóa 2024, trong đó có hơn 1.000 sinh viên nữ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hệ thống hỗ trợ tuyển sinh đại học của bộ đã được cập nhật để thực hiện đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giúp thí sinh và các trường thuận lợi hơn trong xét tuyển.

Đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển đại học

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Tại nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên... điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều trường THPT chỉ dao động từ 7 - 10 điểm cho 3 môn, tương đương dưới 3 điểm/môn.

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Chủ tịch Quốc hội: Bộ Chính trị sẽ có 2 nghị quyết mới về phát triển giáo dục và y tế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết thời gian tới Bộ Chính trị sẽ cho ý kiến 2 nghị quyết phát triển giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội: Bộ Chính trị sẽ có 2 nghị quyết mới về phát triển giáo dục và y tế

Viện Công nghệ Việt - Nhật HUTECH kỷ niệm 10 năm thành lập

Ngày 8-7, Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT) Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và khai mạc 'Ngày hội văn hóa VJIT Matsuri 2025'.

Viện Công nghệ Việt - Nhật HUTECH kỷ niệm 10 năm thành lập

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học tại thủ đô, bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar