02/11/2019 21:56 GMT+7

3 nơi 'đáng sợ' không nên để điện thoại di động bên cạnh thường xuyên

ĐỖ DƯƠNG (tổng hợp)
ĐỖ DƯƠNG (tổng hợp)

TTO - Có 3 nơi bạn không nên để điện thoại thường xuyên: gối ngủ, nhà vệ sinh và túi quần. Nhiều bất ngờ đáng sợ đã được phát hiện...

3 nơi đáng sợ không nên để điện thoại di động bên cạnh thường xuyên - Ảnh 1.

Ảnh (minh họa): REAL SIMPLE/GETTY IMAGES

Điện thoại đã trở thành thiết bị phổ biến nhất hiện nay, là một phần không thể thiếu trong đời sống mỗi người. Nhưng nó cũng là thứ sản sinh sóng điện từ và việc lạm dụng nó gây tác hại rất lớn cho sức khỏe.

Tiến sĩ Devra Lee Davis, giám đốc Ban nghiên cứu môi trường và khoa chất độc thuộc Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, là người nổi tiếng với những cuốn sách, bài diễn thuyết về nguy cơ sức khỏe từ bức xạ điện thoại, wifi và các thiết bị điện tử khác.

Bà cảnh báo nghiêm khắc việc nhiều nghiên cứu đã chỉ ra điện thoại gây hại cho bộ gen con người, phá hủy những cơ chế phòng vệ của bộ não, làm cho tình trạng mất trí nặng hơn, tăng nguy cơ bệnh Alzheimer và thậm chí là ung thư.

Sự phát triển bộ não của trẻ nhỏ khiến chúng trở thành nhóm đặc biệt dễ tổn thương với điện thoại di động. Điều đáng sợ là có tới một nửa trong số hơn 4 tỉ người dùng điện thoại toàn cầu hiện đang dưới 20 tuổi.

Theo tiến sĩ Devra Lee Davis, có 3 nơi bạn không nên để điện thoại thường xuyên để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

3 nơi đáng sợ không nên để điện thoại di động bên cạnh thường xuyên - Ảnh 2.

Bức ảnh do Sở cảnh sát New York công bố trên tài khoản Twitter như một thông điệp cảnh báo mọi người không nên để điện thoại gần chỗ nằm phòng sự cố cháy, nổ - Ảnh: FOX4

Cạnh gối

Nhiều người có thói quen để điện thoại dưới hoặc cạnh gối ngủ để làm chuông báo thức luôn. Tuy nhiên thói quen này có thể làm nhiệt độ tăng cao và có thể tăng nguy cơ cháy/nổ.

Ngoài ra, ánh sáng đèn LED của màn hình có thể gây ảnh hưởng xấu cho chất lượng giấc ngủ. Song nguy cơ từ việc này còn lớn hơn nữa.

Bà Devra Davis nói: "Năng lượng tần số vô tuyến là một từ khác của bức xạ vi sóng. Nếu mọi người hiểu rằng họ đang cầm một thiết bị phát ra sóng vi ba hai chiều ngay cạnh não họ hoặc ngay cạnh các cơ quan sinh sản của họ, họ có thể nghĩ khác về nó".

Chuyên gia này cho rằng điện thoại di động là thiết bị phát sóng vi ba có liên quan tới các khối u não và u tuyến nước bọt, làm suy yếu việc sản xuất tinh trùng và màng tế bào, mất thính lực và ù tai cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Theo nhiều nghiên cứu tại các nước Bắc Âu, nơi điện thoại đã được sử dụng lâu đời nhất, những người dùng điện thoại trong ít nhất một thập kỷ có nguy cơ bị u não cao hơn người không dùng từ 30-200%. Điều đáng nói, khối u não chỉ xuất hiện ở bên phần đầu ở phía người dùng cầm điện thoại. Bức xạ tần số vô tuyến (RF) do các điện thoại phát ra được cho là có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.

Nhà vệ sinh

Việc mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh/nhà tắm không hay ho chút nào nếu bạn biết các virus và vi khuẩn trong đó sẽ tụ tập trên bề mặt điện thoại, sau đó lây lan sang tay và mặt bạn trong khi sử dụng.

3 nơi đáng sợ không nên để điện thoại di động bên cạnh thường xuyên - Ảnh 3.

Ảnh (minh họa): DEPOSITPHOTOS

Túi quần

Theo các chuyên gia xương khớp, để điện thoại trong túi quần là việc tệ nhất. Và tệ hơn nữa là nếu cái điện thoại ấy đang hoạt động và kết nối với mạng wifi vì khi đó bức xạ sẽ cao hơn từ 2 đến 7 lần so với khi nó được để trong túi.

Với trẻ em, tiến sĩ Devra Lee Davis khuyên các em chỉ nên sử dụng loại điện thoại kiểu cũ mà không phải smartphone (chỉ có thể nghe/gọi, nhắn tin) để liên lạc cha mẹ khi cần. Ngay cả với điện thoại đó, các em cũng nên để trong balo chứ không nên để trong túi quần.

Trong một buổi thuyết trình và đối thoại trực tiếp với mọi người trong khuôn khổ chương trình The Real Truth about health, bà Devra Lee Davis khuyên mọi người nên giữ điện thoại ở khoảng cách càng xa cơ thể càng tốt khi không cần dùng tới.

Họ cũng nên dùng tai nghe có dây hoặc loa ngoài càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ rằng "khoảng cách là bạn của bạn", bà Devra Lee Davis nói.

Mơ hồ về nguy cơ?

Từ vài thập kỷ trước, bà Devra Davis làm việc trong một nhóm các nhà nghiên cứu điều tra về vấn đề tác hại với sức khỏe của việc hút thuốc lá. Mục đích thời ấy của họ là kiểm tra xem hút thuốc có thể gây hại cho sức khỏe con người như thế nào.

Ngày nay dĩ nhiên ai cũng đã thấy ảnh hưởng tiêu cực của hút thuốc lá, nhưng vào thời kỳ đó, thật khó tin là hút thuốc có thể gây ung thư phổi.

Bà Davis so sánh tình trạng thiếu hiểu biết về nguy cơ của thuốc lá với sức khỏe ngày đó với những gì còn mơ hồ của con người thời nay về tác hại đến sức khỏe của việc lạm dụng điện thoại di động.

Ngoài ra, theo bà Davis còn một vấn đề lớn khiến những nguy cơ sức khỏe của điện thoại di động chưa được làm rõ quyết liệt. Đó là vì ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu là một ngành công nghiệp trị giá nhiều ngàn tỉ USD nên nó có ảnh hưởng nhất định tới các chính sách của chính phủ thông qua những nỗ lực vận động hành lang, các khoản tài trợ chính trị lớn và sự lôi kéo, vận động khoa học.

Mẫu ‘điện thoại’ mới nhất của Google chỉ là một tờ giấy

TTO - Hãng Google vừa công bố một mẫu điện thoại mang tính thử nghiệm của họ nhằm hướng tới nhóm người dùng đang có nhu cầu muốn “detox” (giải độc) công nghệ số.

ĐỖ DƯƠNG (tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Nhân tài công nghệ số làm việc ở Việt Nam sẽ có lương cao theo mức thế giới

Ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ có chính sách đãi ngộ cạnh tranh với các nước để thu hút nhân tài.

Nhân tài công nghệ số làm việc ở Việt Nam sẽ có lương cao theo mức thế giới

Sáp nhập tỉnh, 'khối nghỉ hè', 'khối nghỉ hưu' chiếm sóng tìm kiếm của cư dân mạng

Trong quý 2, cư dân mạng Việt Nam quan tâm nhiều đến việc sáp nhập tỉnh, thành, và kỳ nghỉ hè với 'khối nghỉ hưu' và 'khối nghỉ hè'.

Sáp nhập tỉnh, 'khối nghỉ hè', 'khối nghỉ hưu' chiếm sóng tìm kiếm của cư dân mạng

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Campuchia khẳng định thông tin lan truyền cho rằng nước này sử dụng tin tặc Triều Tiên để tấn công các cơ quan của Thái Lan là sai trái.

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar