23/05/2018 15:12 GMT+7

3 nguyên nhân khiến chống ngập TP.HCM không có lối ra

ĐỖ THỊ HUỲNH HOA
ĐỖ THỊ HUỲNH HOA

TTO - Theo bạn đọc Đỗ Thị Huỳnh Hoa, có 3 nguyên nhân gồm: Không tôn trọng quy luật 
"nước chảy chỗ trũng"; quy định "cốt nền" 
không khoa học và kênh rạch thoát nước bị san lấp, thu hẹp dòng chảy vô tội vạ, khiến việc chống ngập TP.HCM khó khăn!

3 nguyên nhân khiến chống ngập TP.HCM không có lối ra - Ảnh 1.

Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh sau cơn mưa tối 19-5-2018 - Ảnh: T.L

Nhằm góp thêm góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu ý kiến này.

Không tôn trọng quy luật "nước chảy chỗ trũng"

Có lần tôi ở trên máy bay về Sài Gòn khi trời đang mưa. Từ trên máy bay nhìn về phía nam của thành phố - vốn là vùng thoát nước của Sài Gòn trước khi đổ ra biển - giờ bị san lấp, nâng cao và như những đê bao bằng nhà cao tầng, ngăn không cho nước từ trung tâm TP xuôi xuống phía nam để ra biển. 

Quận 7, Nhà Bè từ vị trí "chỗ trũng" giúp thoát nước cho cả thành phố, sau khi thực hiện đô thị hóa thì đã chuyển vị trí "chỗ trũng" về cho các quận nội thành khiến các quận này ngập nặng.

Quy định "cốt nền" không khoa học

Cốt nền hay còn gọi là cốt xây dựng, là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ, được chọn phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa.

Người Pháp khi xây dựng đô thành Sài Gòn - Gia Định hơn thế kỷ trước, có lẽ đã dựa vào địa hình bấy giờ của một thành phố có chiều dốc từ bắc xuống nam để định chỉ số cốt nền cũng từ cao ở phía bắc và thấp dần khi xuôi về nam. 

Họ quy hoạch mật độ khu đô thị, phân bổ dân cư cũng dựa trên đặc thù này, chứ không quy định cốt nền chỉ chung ở một mức tối thiểu nào đó trở lên như hiện nay. 

Để rồi những năm gần đây, việc "loạn cốt nền" đã góp phần không nhỏ vào việc biến thành phố từ một vài chỗ ngập khi trời mưa lớn, thành nhiều chỗ ngập như hiện nay.

Hơn một năm trước, báo Tuổi Trẻ có đăng những bài liên quan đến cốt nền như "Kiến nghị điều chỉnh cốt nền tại TP.HCM" (17-8-2016), "Khắc phục "loạn" chuẩn cốt nền" (10-4-2017), nhưng đến nay cốt nền như thế nào để giúp chống ngập cho thành phố vẫn chưa có một căn cứ đảm bảo khoa học nào và việc thực hiện cốt nền ra sao vẫn chưa có sự kiểm soát.

Kênh rạch thoát nước bị san lấp, thu hẹp dòng chảy vô tội vạ

Hồi trước, mỗi lần qua các cầu: Sài Gòn, Bình Lợi, Bình Triệu, Rạch Chiếc, Ông Dầu... thấy sông rạch rộng mênh mông, giờ còn có... chút xíu. 

Đó là chưa nói đến một số ao hồ trữ nước (như hồ Bình An thuộc Bình Dương, ở phía đông bắc thành phố), kênh rạch dẫn nước ra sông ngòi (kênh Hàng Bàng ở quận 6) đã bị lấp vô tội vạ.

Bên cạnh đó, xu hướng ximăng hóa mặt đất, không còn chỗ cho nước thẩm thấu vào đất cũng là một trong những nguyên nhân gây ngập mỗi khi mưa lớn kết hợp triều cường.

Ngoài 3 nguyên nhân trên khiến chống ngập TP.HCM không có lối ra, theo bạn còn có nguyên nhân nào khác? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

TTO - TP.HCM cần tính đến những giải pháp căn cơ, bài bản hơn, lâu dài hơn, không thể chắp vá, đối phó ăn đong mãi được. Chẳng lẽ TP.HCM cứ mưa là ngập hoài sao?

ĐỖ THỊ HUỲNH HOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar