05/02/2019 10:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

3 gương mặt trẻ lập ngôn và chọn chỗ đứng

HUỲNH TRỌNG KHANG
HUỲNH TRỌNG KHANG

TTO - Đến từ ba miền đất nước, Nhật Huy, Phát Dương và Maik Cây chọn cho mình riêng một thể loại để lập ngôn và cũng tự chọn cho mình một chỗ đứng.

Chỗ đứng và thế đứng ấy có thuận lợi hay bấp bênh thì bằng sức trẻ của mình, họ đã dám bứt ra, thoát khỏi những ràng buộc để tiếp bước.

Maik Cây giữa chốn tận cùng thế giới

Văn học trẻ phần đông loay hoay ở một vài nơi chốn, xử lý một vài tình huống, dẫu cái chốn ấy đã ngày càng chật nhưng vẫn ít ai dám bước ra chọn cho mình một lối. Khác người cần rất nhiều can đảm.

Tôi tin rằng nếu ai từng đọc qua Wittgenstein của thiên đường đen sẽ sẵn sàng đọc tác phẩm kế tiếp của Maik Cây, bởi nó đã chọn sự khác. Cô gái sinh năm 1987 lạ ngay ở bút danh. Với tên ấy, người đọc không đoán được cuốn sách tác giả viết ra sao, nhưng chắc chắn nó phải "độc".

3 gương mặt trẻ lập ngôn và chọn chỗ đứng - Ảnh 1.

Viết lách là sự mời mọc của tôi với người đọc - mong cầu một sự mở lời, một chiêm nghiệm chung hay một sự hòa giọng - dù lời mời đó có vô vọng như tiếng hét giữa đồng không

Maik Cây

Cái tên gây được tò mò đã xem là bước đầu thành công. Nhưng không chỉ có cái tên, cả những gì Maik Cây viết cũng khiến ta bất ngờ như đang trên chuyến tàu lượn trong khu vui chơi, với đầy ắp những hình ảnh. Thoạt nhìn thì kỳ cục, nhưng cũng không thể phủ định rằng những thứ dị quái ấy qua ngòi bút của Maik Cây lại gây được thiện cảm kỳ lạ.

Điều làm cho Maik Cây có tiềm năng trụ lại lâu với văn chương chính là một kiến văn rộng mà lại còn duyên, vì kiến văn rộng thì không phải hiếm hoi, nhưng viết sao cho có duyên, sao cho tri kiến của mình tung ra nhuần nhuyễn, chứ không trơ khắc những cái lỏi khô cứng.

Nhật Huy cho chốn thị thành

Vừa nói đã vang, ấy là trường hợp Nguyễn Hải Nhật Huy. Có thời chưa xa, văn chương trẻ trung thành với khẩu hiệu "Ra ngõ gặp nỗi buồn". 

Buồn không buông được, buồn như thể không còn gì để vui. Rồi Huy xuất hiện, dắt theo Cô gái Hà Nội mập mặc Burqa vào văn đàn và người ta thấy giữa những tiếng rên dài là một nụ cười tươi rói. 

3 gương mặt trẻ lập ngôn và chọn chỗ đứng - Ảnh 3.

Tôi nghĩ có thể tìm thấy một mảnh của mọi thứ trong bất kỳ hành động, suy nghĩ, tình yêu, nỗi sợ, buồn, vui, hận thù, cảm giác bị áp bức... của mỗi người bình thường trên Trái đất. Tôi yêu việc nghe, đọc, quan sát những câu chuyện như thế. Tôi cũng thích việc kể lại chúng

Nhật Huy

Năm 2018, Huy tái xuất với tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới, đi kèm với lời khẳng định thủy chung với tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết của Huy đầy ắp hơi thở của cuộc sống đương đại, vẽ nên một bức chân dung xã hội Việt Nam đang phát triển với trung tâm thương mại, các cao ốc, kẹt xe... bằng những câu văn chuộng khẩu ngữ, trào lộng nhưng không cợt nhả. 

Được "vũ trang" bởi thứ hài hước đối chọi lại thế giới hiện đại đầy hỗn độn, Huy cho mọi người thấy một xã hội Việt Nam đã khác, đã thay đổi, không còn chiến tranh, không còn nghèo đói, mà là những thị dân đang hòa nhập với thế giới. 

Những người trẻ sinh trưởng trong thời đại này cần những nhà văn như Huy và những tác phẩm như Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới để dẹp bỏ cái định kiến văn chương chỉ nói chuyện trên trời dưới đất, mà càng tiến gần đến sự đồng điệu với những độc giả của hôm nay, nhất là những người trẻ.

Phát Dương ở cõi Tây Nam Bộ

Sông nước con người miền Tây từ lâu đã không còn xa lạ với độc giả. Con người miền Tây chân chất thiệt thà, áo bà ba chèo xuồng đi khắp kinh rạch ngoằn ngoèo... 

Thì kinh rạch, sông cồn miền Tây vẫn thế, nhưng ngày nay bói ra một người miền Tây mặc áo bà ba cũng hơi khó và bắt miền Tây chân quê mãi cũng hơi ép uổng cho nó. Trước những định kiến về văn học miền Tây như thế, một nhà văn miền Tây sông nước phải làm gì? 

Ta có thể tìm câu trả lời trong tập truyện ngắn đầu tay Tự nhiên say của Phát Dương xuất bản năm 2018.

3 gương mặt trẻ lập ngôn và chọn chỗ đứng - Ảnh 5.

Viết là cách để tôi trò chuyện với chính mình. Tôi thích cảm giác được thể hiện một thế giới riêng biệt. Bằng cách đó, tôi cảm thấy mình được chia sẻ và thấu hiểu

Phát Dương

Vẫn là khung cảnh ấy, vẫn là những con người với nét tính cách tưởng chừng bất di bất dịch, nhưng qua nhãn quan của một người trẻ như Phát Dương (sinh năm 1995) bỗng hiện ra với những sự phức tạp trong tính cách, chứ không phải những con người dường như chỉ mới sinh ra vào hôm qua.

Trong cõi miền Tây của Phát Dương, ta thấy một cõi miền Tây của những bậc tiền bối đi trước. Đó là sự tiếp nối, hay đúng hơn là sự mở rộng của một cõi miền Tây tồn tại trong văn chương, được xác lập bởi những tiểu thuyết Nam Bộ thế kỷ 19. 

Lịch sử ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của một vùng miền được bảo tồn và truyền đời hết lớp tác giả này đến tác giả khác, mà tôi tin rằng Phát Dương không phải là nhà văn cuối cùng của cõi miền Tây ấy.

TT - Nhiều đầu sách do người trẻ viết liên tục đứng đầu danh sách sách bán chạy đang khiến nhiều người quan tâm đến thị trường sách cùng nhìn về dòng sách “tưởng giỡn chơi” này.

HUỲNH TRỌNG KHANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar