12/03/2025 15:41 GMT+7

3.000 USD để giết 1 con cú mèo, các nhà lập pháp Mỹ phản đối kế hoạch tốn kém

Theo ABC News, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng tại Mỹ đã hối giục chính quyền Tổng thống Trump hủy bỏ kế hoạch tiêu diệt hơn 450.000 con cú mèo vằn đang xâm lấn ở các khu rừng Bờ Tây trong những thập kỷ tới.

Cú mèo vằn với vẻ ngoài hiền lành nhưng tập tính sinh hoạt của chúng lại gây đe dọa đến nhiều loài ở Bờ Tây nước Mỹ - Ảnh: allaboutbirds.org

Theo đó vào ngày 10-3, 19 nhà lập pháp được dẫn đầu bởi Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Troy Nehls và Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Sydney Kamlager-Dove, tuyên bố rằng việc giết bỏ số lượng cú mèo vằn nói trên sẽ "quá tốn kém" khi tiêu tốn tới 3.000 USD cho mỗi con.

Trước đó, chính quyền Mỹ đã ban hành kế hoạch như là một phần trong nỗ lực ngăn chặn loài chim cú mèo vằn xâm chiếm không gian sống của một loài cú nhỏ hơn đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng các nghị sĩ lưỡng đảng đã đặt câu hỏi liệu vụ nổ súng trên có thực sự giúp ích cho quần thể cú mèo đốm bản địa phương Bắc hay không.

Cú mèo vằn có lông sọc là loài bản địa ở miền Đông của Bắc Mỹ và bắt đầu xuất hiện ở Tây Bắc Thái Bình Dương vào những năm 1970. Chúng đã nhanh chóng xâm chiếm không gian sinh sống của nhiều loài cú mèo đốm - loài chim nhỏ hơn cần lãnh thổ rộng hơn để sinh sản.

Theo các quan chức liên bang, ước tính hiện nay có khoảng 100.000 con cú mèo vằn đang sống trong một khu vực chỉ có khoảng 7.100 con cú mèo đốm.

Theo kế hoạch của Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ đã được phê duyệt vào năm ngoái, những "tay súng" được đào tạo bài bản sẽ bắn hạ một số lượng lớn cú mèo vằn trong thời gian hơn 30 năm trên phạm vi khoảng 60.000 km2 ở các bang California, Oregon và Washington.

Kế hoạch trên không cung cấp ước tính cụ thể các khoản chi phí để thực hiện. Tuy nhiên trong một lá thư gửi Bộ trưởng Nội vụ Doug Burgum, các nhà lập pháp Mỹ cho biết rằng chi phí có thể lên tới 1,3 tỉ USD dựa trên chi phí đưa suy ra từ khoản tài trợ cho Bộ lạc thổ dân châu Mỹ Hoopa Valley ở California để tiêu diệt khoảng 1.500 con cú mèo.

"Đây là một cách sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ không phù hợp và không hiệu quả. Kế hoạch mới nhất này là một ví dụ về việc chính phủ liên bang cố gắng vượt qua quy luật tự nhiên và kiểm soát các kết quả môi trường với chi phí khổng lồ", các nhà lập pháp cho biết.

Người phát ngôn của Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ chưa đưa ra phản hồi ngay lập tức về khoản chi phí ước tính cũng như chương trình loại bỏ cú mèo nêu trên. Theo kế hoạch của cơ quan này, hơn 2.400 con cú mèo vằn sẽ bị loại bỏ trong năm 2025, và con số này sẽ tăng lên hơn 15.500 con mỗi năm từ năm 2027.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm hoạt động bắn hạ cú mèo vằn. Các quan chức Mỹ cho biết kết quả cho thấy chiến lược này có thể giúp ngăn chặn sự suy giảm số lượng cú mèo đốm. Tính đến năm ngoái, khoảng 4.500 con cú mèo vằn đã bị các nhà nghiên cứu tiêu diệt ở phía Bờ Tây nước Mỹ kể từ năm 2009.

Bên cạnh vấn đề về ngân sách, việc giết một loài chim để cứu các loài khác đã gây chia rẽ giữa các nhà bảo vệ động vật hoang dã và gợi nhớ đến những nỗ lực trước đây của chính phủ nhằm bảo vệ loài cá hồi ở Bờ Tây bằng cách tiêu diệt sư tử biển và chim cốc. Tương tự, để bảo tồn loài chim chích, chính quyền từng tiêu diệt chim chìa vôi vì chúng đẻ trứng vào tổ của chim chích. 

Các nhà nghiên cứu và nhà bảo vệ động vật hoang dã cho biết, kế hoạch loại bỏ cú mèo vằn lần này sẽ là một trong những chiến dịch lớn nhất từng được thực hiện đối với một loài chim săn mồi.

Các nhà nghiên cứu cho biết loài cú mèo vằn đang sinh sống tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Great Plains, nơi cây cối do người định cư trồng đã tạo điều kiện cho chúng sinh sống, hoặc từ các khu rừng phương bắc của Canada, nơi ngày càng trở nên ấm hơn và phù hợp hơn do tác động của biến đổi khí hậu.

Sự mở rộng của loài cú mèo vằn đã làm suy yếu những nỗ lực khôi phục quần thể cú mèo đốm trong nhiều thập kỷ qua, vốn chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ các khu rừng nơi chúng sinh sống. 

Trước đây, chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton từng áp đặt các hạn chế khai thác gỗ nhằm bảo vệ loài cú mèo đốm. Chính điều này cũng gây ra ra nhiều cuộc tranh cãi chính trị nảy lửa nhưng cũng đã phần nào tạm thời giúp làm chậm đà suy giảm số lượng của chim cú đốm tại khu vực này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Cú mèo

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 8h: Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh; 'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 8h" hôm nay, ngày 14-5-2025.

Điểm tin 8h: Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh; 'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Điểm tin 18h: Mùa mưa, lo chuyện ngập; Ông Trump nói 'EU tệ hơn Trung Quốc'

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 13-5-2025

Điểm tin 18h: Mùa mưa, lo chuyện ngập; Ông Trump nói 'EU tệ hơn Trung Quốc'

Hàn Quốc giải ngân nguồn vốn bổ sung để hỗ trợ doanh nghiệp và tiểu thương

Theo kế hoạch, doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng phiếu hỗ trợ xuất khẩu từ tháng 6, trong khi tiểu thương sẽ nhận mức hỗ trợ để chi trả hóa đơn tiện ích và bảo hiểm từ tháng 7.

Hàn Quốc giải ngân nguồn vốn bổ sung để hỗ trợ doanh nghiệp và tiểu thương

Taliban ban hành lệnh cấm cờ vua

Chính quyền Taliban vừa ban hành lệnh cấm cờ vua trên toàn lãnh thổ Afghanistan cho đến khi có thông báo mới, vì lo ngại bộ môn này có thể bị lợi dụng như một hình thức cờ bạc.

Taliban ban hành lệnh cấm cờ vua

San hô phục hồi nhanh hơn trên các cấu trúc nhân tạo

Các cấu trúc nhân tạo dường như cung cấp giải pháp khắc phục nhanh hơn so với các rạn san hô tự nhiên trong các trường hợp san hô bị tàn phá do hiện tượng tẩy trắng.

San hô phục hồi nhanh hơn trên các cấu trúc nhân tạo

Người lao động Nhật Bản lạnh nhạt với nhận lương qua ứng dụng

Chỉ số ít người lao động chọn phương thức nhận lương qua ứng dụng di động mặc dù Nhật Bản đang dần hướng tới tương lai không dùng tiền mặt.

Người lao động Nhật Bản lạnh nhạt với nhận lương qua ứng dụng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar