19/05/2013 05:15 GMT+7

20 năm dạy học tình thương

CÔNG HỚN
CÔNG HỚN

TT - Tại ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, không ai không biết đến lớp học tình thương của ông Tư, bà Tư - lớp học dành cho những trẻ em nghèo.

Phóng to
Mắt yếu, bà Tư vẫn cặm cụi giảng bài cho các em - Ảnh: Nguyễn Công Hớn

Ông tên thật Huỳnh Văn Phê, bà tên Huỳnh Thị Lành, nhưng người dân địa phương và học trò quen gọi họ với cái tên thân mật là ông Tư, bà Tư. Mặc dù năm nay đã bước sang tuổi 75, theo thời gian mái tóc đã ngả sang màu bạc trắng cùng bụi phấn, nhưng ông bà hằng ngày vẫn soạn giáo án, lên lớp đều đặn.

Bà Tư cho biết: Bà dạy học từ năm 1957, sau khoảng 20 năm, vì kinh tế gia đình khó khăn nên bà phải bỏ nghề, cùng chồng rời bỏ quê hương đến đây lập nghiệp. Sau khi kinh tế ổn định, vì thương trẻ em nghèo không có nơi để học, cũng không thể từ bỏ niềm yêu nghề, năm 1994 bà cùng chồng mở lớp học tình thương và gắn bó từ đó đến nay. Những ngày đầu mở lớp còn nhiều khó khăn, lớp học chỉ tạm bợ bằng mái lá nên những lúc mưa gió không tránh khỏi cảnh dột ướt, xuống cấp. Sau nhiều lần ngược xuôi xin tài trợ, được chính quyền ấp Tân Lập cấp cho mảnh đất rộng 20m2, cộng thêm sự giúp đỡ của người dân địa phương, ông bà đã xây dựng nên hai lớp học khang trang như hiện nay. Nhờ vậy trẻ em đến với lớp học cũng đông hơn với số lượng ban đầu chỉ 30 em, hiện nay lên đến 128 em.

Hầu hết học sinh ở đây đều là con của những gia đình nghèo, không có điều kiện đến trường. Ở đây mỗi tháng các em chỉ đóng học phí 15.000 đồng. Số tiền đó dùng mua phấn, sách vở, trả tiền điện nước và trang bị thêm dụng cụ học tập cho lớp học.

Hai ông bà lấy niềm vui dạy học là chính và không hề nhận lương bổng từ cơ quan nào. Hằng ngày, ông bà vẫn thay nhau đứng lớp. ông Tư dạy các em nhỏ lớp 1, lớp 2, còn những em lớn lớp 3, lớp 4 do bà Tư dạy. Những học sinh ở đây nếu muốn học lên cao hơn thì ông bà sẽ làm đơn chuyển vào trường chính quy. Hầu hết các em sau khi được đào tạo ở đây, vào trường đều học rất giỏi. Về thành tích sau nhiều năm gắn bó với lớp học, bà Tư chia sẻ: “Trải qua bao thế hệ học sinh, dù còn nhiều khó khăn nhưng các em vẫn cố gắng học lên cao. Nhiều em thi đậu đại học và đã đi làm vẫn hay ghé về thăm lại lớp cũ”.

Tuổi cao, ông Tư, bà Tư vẫn quyết định gắn bó với lớp học này thêm nhiều năm nữa. Do lớp học nằm trong vành đai khu vực Đại học Quốc gia nên sắp tới có thể bị giải tỏa, vì thế mà ông bà lo lắng bọn trẻ không còn cơ hội được cắp sách đến trường.

CÔNG HỚN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar