04/03/2018 17:11 GMT+7

20 năm chiến thắng bệnh ung thư nặng

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Mắc bệnh ung thư nặng từ hơn 20 năm trước nhưng đến nay người phụ nữ ấy vẫn sống khỏe mạnh và dành trọn đam mê cho công việc.

Đam mê với công việc, lúc nào cũng thấy thiếu thời gian để dành cho công việc là những lời tâm sự của cô P.T.N.T (67 tuổi, ngụ ở Q.10, TP.HCM), chủ một doanh nghiệp kẹo dẻo.

Ung thư hiếm gặp, ngồi suốt 4 tháng

Nhìn cách cô T. làm việc không ai nghĩ người phụ nữ này đã nhiều tuổi, bởi cô vẫn hàng đêm say sưa vẽ ra những loại mẫu kẹo bắt mắt, tạo ra những công thức sản xuất kẹo chất lượng nhất để hài lòng khách hàng trong nước và nước ngoài.

Và đặc biệt, không ai biết cô T. lại mắc một loại bệnh ung thư hiếm gặp vì lúc nào cô cũng xuất hiện trước mặt khách hàng với sự chỉn chu, vui vẻ và luôn giữ uy tín trong công việc làm ăn.

Năm 43 tuổi, khi cô T. mới bắt tay, mày mò tìm những hình dáng, công thức để sản xuất kẹo dẻo thì cô phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ (một loại bệnh ung thư hiếm gặp, diễn tiến nhanh và có tỷ lệ tử vong cao).

Do nhập viện trong tình trạng nặng, đã bị tràn dịch màng phổi hai bên, tràn dịch màng tim, khó thở nên cô không thể nằm và phải ngồi trong suốt 4 tháng để điều trị bệnh.

Ban đầu, cô còn dựa lưng được vào giường bệnh. Nhưng sau này ê người, không dựa được nữa, phải nhờ người nhà đứng để cô dựa vào.

Lúc đó, người nhà kể lại bác sĩ đã nói những trường hợp như cô chỉ có thể sống được từ 2 - 4 tháng.

Ngay sau đợt hóa trị đầu tiên, bác sĩ còn dặn người nhà túc trực liên tục để lỡ có chuyện gì xảy ra thì làm thủ tục cho nhanh.

Động lực chính là tình yêu 

Mắc bệnh nặng, lại chỉ ngồi được chứ không nằm được, điều trị bằng hóa trị càng rất mệt nhưng nghĩ đến công việc còn dang dở, chưa bàn giao được cho ai, cô thấy mình cần phải sống để làm nốt những công việc còn dang dở.

Và động lực làm cô khát khao sự sống hơn cả là "người bạn trai, người bạn đồng hành của cô".

Cô T. kể trong nước mắt khi nhớ về những ngày cô bị bệnh và người bạn trai đã chăm sóc cô từng chút một.

Cô kể: "Tôi không lập gia đình nhưng người bạn đồng hành này còn chăm sóc tôi hơn cả những người có gia đình. Ông ấy chăm sóc tôi từ khi tôi phát hiện bệnh đến lúc ông ấy mất đi.

Ban ngày ông lo công việc, ban đêm ông ngủ ở hành lang bệnh viện để tiện chăm sóc tôi. Ông dặn những người làm nấu những món ăn hàng ngày cho tôi. Ông gặp bác sĩ thường xuyên để trao đổi về bệnh tình của tôi.

Trong những lúc ông thấy tôi mệt nhất, ông nắm tay tôi, nhìn tôi với ánh mắt đầy thương yêu và nói còn giây, một phút tôi vẫn phải tin tưởng vào sự sống. Không bao giờ được buông tay. Lúc đó, tôi thấy mình có một động lực để sống. Chính ông đã truyền cho tôi động lực sống ấy".

Trong lúc tình trạng bệnh nặng nhât cô T. lại nhận thấy người bạn đồng hành rất thương, che chở và làm mọi việc vì mình. Chính trong lúc bệnh tình nặng nhất, cô lại thấy mình là người may mắn khi đã gặp được một người tốt và thương yêu mình đến thế.

Niềm tin và ý chí

Cô T. cho rằng: "với những người mắc bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư thì điều quan trọng nhất là phải có niềm tin. Tôi đã sống bằng tinh thần và ý chí. Còn một hơi thở có nghĩa là mình vẫn còn sống, đừng tự sợ hãi. Nếu tinh thần mình xuống thì bệnh, sức khỏe sẽ xuống theo."

"Có người thân chăm sóc tận tình, động viên người bệnh cũng sẽ cho có chỗ dựa tinh thần, có niềm vui, niềm tin. Dù tôi bị bệnh rất nặng nhưng tôi vẫn yên tâm vì luôn có một người đồng hành, hết lòng chia sẻ mọi thứ cùng mình. Có một người như vậy, bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ và nghị lực rất nhiều. Tôi cảm thấy cuộc sống còn tươi đẹp" cô T. chia sẻ.

Từ những ngày bắt đầu điều trị bệnh các bác sĩ đều nghĩ tôi không thể nào qua khỏi. Ngay cả sau bao năm điều trị ổn định đến giờ, thỉnh thoảng cô T. đi khám bệnh tim thì nhiều bác sĩ vẫn ngạc nhiên vì có người mắc bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ mà vẫn sống được như cô. Trường hợp của cô T. còn được các bác sĩ ở Mỹ qua lấy tài liệu, chụp hình….

TS.BS Diệp Bảo Tuấn, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nhận xét: "Làm tại Bệnh viện Ung bướu hơn 20 năm nhưng bác sĩ cũng rất ít gặp bệnh nhân nào bị bệnh nặng mà có nghị lực nhiều đến như vậy.

Mỗi lần bệnh nhân vào hóa chất sẽ bị rụng tóc, ói, rất mệt nhưng bệnh nhân này vừa ói xong đều cố gắng ăn lại không phải vì bệnh nhân đói mà vì có sức khỏe để hóa trị, ý chí sinh tồn của bệnh nhân rất cao, đặc biệt bệnh nhân rất tuân thủ điều trị.

Bên cạnh đó, bệnh nhân được người thân chăm sóc rất cẩn thận và chính người thân cũng là nguồn động lực cho bệnh nhân.

Sau 3 năm điều trị (1993-1996 ), bệnh nhân đã ổn định bệnh, không tái phát".

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar