19/07/2019 09:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

20 mùa hè xanh, bê tông hóa hàng trăm km đường xứ dừa Bến Tre

QUỐC LINH
QUỐC LINH

TTO - Mùa hè xanh 2019 đánh dấu chặng đường 20 năm đoàn quân tình nguyện cả ngàn lượt sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con xứ dừa Bến Tre.

Chiến sĩ Mùa hè xanh TP.HCM bê tông hóa đường nông thông Bến Tre 2019 - Video: QUỐC LINH

20 mùa hè xanh, bê tông hóa hàng trăm km đường xứ dừa Bến Tre - Ảnh 2.

Chiến sĩ ĐH Bách khoa 2019 cùng bà con làm đường bêtông tại ấp Hòa Trung, xã Sơn Hòa, huyện Châu Thành (Bến Tre) - Ảnh: Q.L.

Đã 26 năm trường tham gia phong trào tình nguyện, Mùa hè xanh trở thành cái tên in đậm trong trái tim mỗi người, ghi đậm dấu ấn chiến sĩ qua từng công trình, từng mét đường giao thông nông thôn, từng ngôi nhà.

PGS.TS MAI THANH PHONG (hiệu trưởng ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM)

Năm 2000, khi chiến dịch Mùa hè xanh TP.HCM mở địa bàn đi tỉnh, những chiến sĩ Bách khoa đầu tiên đã về với quê hương Đồng Khởi. 20 năm hiện diện, dẫu không liên tục nhưng cái tên Bách khoa giờ đã in sâu trong ký ức bà con và hầu như chưa có huyện nào lại không in dấu chân của "những đứa con TP" ấy.

Trên công trường năm thứ 20

Con đường hình vòng cung đi qua ấp Hòa Trung nối hai đầu ra con lộ lớn tại xã Sơn Hòa, huyện Châu Thành (Bến Tre) từ cuối tháng 6 đến nay ngày nào cũng rộn ràng tiếng máy, tiếng cười. 25 chiến sĩ ĐH Bách khoa chia thành hai nhóm, từ giữa đường "đánh" ra hai đầu. Đây là một trong các công trường Mùa hè xanh 2019 của trường tại Bến Tre.

Đường dài 1.200m, rộng 3m, theo chuẩn nông thôn mới đã hoàn thành phần lớn dù chiến dịch mới qua nửa thời gian. Cuối tuần, công trường càng đông vui hơn khi bà con tranh thủ ngày nghỉ ra làm cùng chiến sĩ.

Bạn Quốc Hiếu (khoa kỹ thuật địa chất - dầu khí) kể: "Bà con thương sinh viên lắm, mang đồ ăn ra cho quá trời, có nhà nuôi chiến sĩ còn nấu cho ăn luôn. Cả đội mình dù nhiều năm khác nhau nhưng hòa đồng lắm nên lúc nào cũng có chuyện để cười".

Tranh thủ ngày nắng, chiến sĩ làm bù cho những lúc mưa. Các bạn phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Người lo hút nước từ con mương gần đó, bạn phụ trách đong đá, bạn khiêng cát, bạn đứng máy trộn bêtông... không khác những thợ làm đường chuyên nghiệp. 

Chú Hồ Hải Trúc, một thợ xây của xã cùng làm với sinh viên, trầm trồ: "Sinh viên mà, trẻ nên khỏe lắm, mình làm không lại. Ngày nào tụi nhỏ cũng mần đến gần 19h mới chịu nghỉ".

Còn tại xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách (Bến Tre), con đường dài hơn 1.400m, ngang 3m đang được cấp tập làm cho kịp hoàn thành vào cuối chiến dịch dù đội hình chỉ có 23 sinh viên khoa kỹ thuật xây dựng. Làm cùng sinh viên còn có một đội hình bộ đội của tỉnh và bà con tại đây.

Công trình nặng nhất của Mùa hè xanh năm nay nằm tại xã Vĩnh Hòa (huyện Chợ Lách) là con đường dài hơn 1.500m, rộng 3,5m và trường phải cử hai đội sinh viên tình nguyện cùng làm.

Hơn 11.000m đường nông thôn tại chín xã ở các huyện: Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc sẽ được chiến sĩ Bách khoa bêtông hóa trong mùa chiến dịch năm nay. Chưa kể tám bộ lọc nước dành tặng nước sạch cho bà con, rồi căn nhà tình bạn đã khởi công. 

"Mỗi con đường hoàn thành, chúng tôi đều lắp hệ thống đèn chiếu sáng dọc tuyến đường từ nguồn bóng đèn và dây điện vận động được, giúp bà con yên tâm hơn khi đi lại đêm tối" - anh Lê Đức Huy (chỉ huy trưởng Mùa hè xanh của trường) cho biết.

Nối dài ân tình

20 năm, hàng trăm kilômet đường nông thôn đã được bêtông hóa, vừa giúp bà con đi lại thuận tiện, vừa giúp nhiều loại trái cây, nông sản trong vườn của bà con được giá hơn khi xe thương lái có thể vào thu mua tận vườn. Có những con đường được bà con góp tiền mở rộng hơn sau đó, hoặc học theo cách làm của sinh viên, bà con tự hùn lại cùng nhau làm thêm những con đường mới.

Ngay Mùa hè xanh 2019, trường tặng hơn nửa số ximăng và bà con góp tiền tự làm một con đường tại huyện Thạnh Phú. Bà con cũng tự góp tiền làm con đường khác tại xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) nên trường gửi về một đội sinh viên giúp công và tặng một ít ximăng.

Ông Tám Liêng, người dân tại xã Sơn Hòa (huyện Châu Thành), nói: "Thấy tụi nhỏ làm mà thương, sinh viên đâu có đứa nào phải mần việc nặng nhọc vầy lúc đi học, vậy mà về đây tụi nhỏ làm được hết, nhiều thanh niên địa phương mần ruộng chứ sức không mần lại à nghen".

Ông Đoàn Văn Thanh - chủ tịch UBND xã Sơn Hòa - cho biết bà con phấn khởi lắm khi biết sắp có con đường mới, lại do sinh viên trên TP.HCM về làm. "Xã họp dân, bà con ai cũng mong con đường sớm hoàn thành nên thống nhất nhanh mức đóng góp tối thiểu, ai có điều kiện thì góp nhiều hơn, mấy hộ kinh doanh trong xã cũng ủng hộ khá" - ông Thanh nói.

Không nhiều trường gắn bó với một địa bàn Mùa hè xanh như cách mà ĐH Bách khoa chia sẻ nguồn lực với những nơi đến, trong đó có quê hương Đồng Khởi. Theo phương thức ba năm, trường đều "đánh tổng lực" tại các xã, thị trấn của một huyện trong ba năm liên tục mà khi rút đi, hàng chục ngàn mét đường, nhiều cây cầu bêtông, những ngôi nhà đậm ân tình còn ở lại mãi cùng bà con nơi ấy.

Và nhiều sinh viên đã có thêm những ông bố bà mẹ khi họ trở thành con nuôi trong nhà. Cả những cặp đôi mà một trong hai người là "con của xứ dừa" sau đó đã nên vợ thành chồng nhờ "chiếc cầu" tình nguyện. Cứ thế, Mùa hè xanh lại nối dài mãi những ân tình...

Trong vòng tay yêu thương

mùa hè xanh

PGS.TS Mai Thanh Phong (bìa phải) - hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - động viên và tặng quà chiến sĩ tình nguyện của trường tại xã Tường Đa, huyện Châu Thành (Bến Tre) - Ảnh: Q.L.

Nhiều năm qua, ngôi trường này đã nhận được sự chia sẻ bền bỉ của nhiều đơn vị, nhãn hàng với chiến dịch của trường. Chính nguồn ximăng, phụ gia, sắt thép, dầm cầu cùng số kinh phí khá lớn nhận được đã giúp trường hoàn thành các công trình Mùa hè xanh tặng bà con nông thôn tại các xã còn nhiều khó khăn của Bến Tre, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Lãnh đạo nhà trường dành sự quan tâm đặc biệt cho Mùa hè xanh khi hiệu trưởng luôn giữ vai trò trưởng ban chỉ đạo chiến dịch của trường. Rất nhiều giảng viên, cán bộ trẻ của trường nhận nhiệm vụ về mặt trận, hoạt động "trên từng cây số" với sinh viên suốt một tháng chiến dịch.

Và không thể không nhắc đến tình cảm của bà con địa phương, nơi các chiến sĩ đóng quân. Bà con luôn sẵn lòng đón chiến sĩ về nhà mình dù không phải gia đình nào cũng khá giả. Chị Minh Thư, người dân xã Sơn Hòa, huyện Châu Thành (Bến Tre), chia sẻ: "Sinh viên TP mà các bạn không nề hà việc gì, hôm nào cũng mần đến chiều tối, thấy tụi nhỏ mần cực bà con thương quá!".

TTO - Mùa hè xanh TP.HCM 2019 chính thức bắt đầu từ hôm nay (7-7) nhưng hơn một tuần qua, màu áo xanh chiến sĩ tình nguyện của TP mang tên Bác đã hiện diện tại nhiều mặt trận, cả hoàn thành nhiệm vụ tại nước bạn Lào trở về.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ

Dù không chung dòng máu, người phụ nữ ở tuổi 62 vẫn đang ngày ngày bán vé số để nuôi một đứa trẻ "xa lạ" mà bà coi như khúc ruột của mình.

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar