06/04/2021 10:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

2.000 lời hứa với Sài Gòn

MINH PHƯỢNG
MINH PHƯỢNG

TTO - Chị Hoàng Thị Trang (35 tuổi, quê Nam Định) đã tổ chức rất nhiều buổi triển lãm cùng các hoạt động để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

2.000 lời hứa với Sài Gòn - Ảnh 1.

Từ trái sang: chị Hoàng Thị Trang, anh Nguyễn Văn Thơ, chị Trương Thị Thưởng mở quán cà phê tái chế để lan tỏa việc bảo vệ môi trường - Ảnh: MINH PHƯỢNG

Sau 10 năm, lần này trở lại Việt Nam, chị bắt tay vào quán cà phê tái chế ở TP.HCM, mong muốn góp sức nhỏ thay đổi ý thức của mọi người trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, chung tay bảo vệ môi trường.

Từ triển lãm về Việt Nam đến nhân viên bảo tàng

Chồng chị là giám đốc Phòng Công nghiệp và thương mại Đức, đặc thù công việc 3 năm anh chuyển công tác một lần. Mỗi lần như vậy, chị Trang lại làm quen với cuộc sống, công việc ở một đất nước mới, điều mà chị đùa vui là "chu kỳ khởi nghiệp 3 năm một lần".

Những ngày ở thủ đô Tbilisi (Georgia), chị nhận ra mình là người Việt Nam duy nhất sống ở đây, và người dân ở đây không có nhiều thông tin về Việt Nam. Họ thường hỏi "Việt Nam các bạn còn chiến tranh, nghèo đói lắm đúng không?". Chính vì thế, người phụ nữ này trăn trở làm sao để bạn bè nước ngoài biết và yêu đất nước, bản sắc, văn hóa con người Việt.

Tốt nghiệp chuyên ngành dân tộc học và là người yêu nghệ thuật, chị Trang có nhiều bạn bè ở Georgia là nghệ sĩ, trong số đó có một người bạn họa sĩ chuyên vẽ tranh trên lụa. Chị bàn sẽ mang lụa từ Việt Nam sang và người bạn dùng lụa này để vẽ. 

Những gì đặc biệt gắn với Việt Nam như nón lá, áo dài... cũng được chị mang từ Việt Nam qua. Sau đó, chị mở một buổi triển lãm nhỏ. Tại đây chị giới thiệu về Việt Nam, đặc biệt là đất nước và con người Việt Nam bây giờ, cũng như nói về sản phẩm lụa Việt Nam.

Buổi triển lãm nhận được sự chú ý của nhiều người, và giám đốc của một bảo tàng ở Tbilisi đã mời chị đến nói chuyện. Sau cuộc nói chuyện, người phụ nữ Việt này đề xuất làm một chương trình về Việt Nam cho bảo tàng. Chương trình thành công, chị làm thêm vài chương trình nữa và chính thức được bảo tàng mời về làm việc.

"Công việc ấy là cơ duyên từ chính tình yêu của mình. Khi ra nước ngoài, có những người chưa hiểu đúng về Việt Nam nên có cơ hội tiếp xúc, mình sẽ cố gắng để họ hiểu được bản chất của người Việt, văn hóa Việt, truyền thống Việt rất đẹp và khác biệt lắm" - chị Trang nói.

2.000 lời hứa với Sài Gòn

Khi bạn bè Georgia biết về Việt Nam nhiều hơn, năm 2020 chị Hoàng Thị Trang lại "cuốn gói" cùng chồng về TP.HCM khi anh chuyển công tác đến Việt Nam. 10 năm xa Việt Nam, sau khi sắp xếp nhà cửa xong xuôi, là người thích làm việc nên chị bắt đầu tìm hiểu làm điều gì đó có ý nghĩa.

Những lần đi trên đường, cô con gái mang dòng máu Việt - Đức của chị cứ thấy rác là nhặt bỏ vào thùng rác. Chị cùng con mua dụng cụ về vệ sinh, dọn rác ở quanh khu vực mình sống. Tuy nhiên, chị nhận ra một người không làm xuể, quan trọng là thay đổi nhận thức của mọi người để cùng bảo vệ môi trường. 

Khi đi uống cà phê ở những chuỗi lớn, chị rất trăn trở khi cửa hàng vẫn sử dụng đồ nhựa một lần. Nhẩm tính số ly nhựa thải ra mỗi ngày là khủng khiếp đã thôi thúc chị hành động.

Chị lên ý tưởng và cùng với hai người bạn là Nguyễn Văn Thơ và Trương Thị Thưởng mở quán cà phê nghệ thuật theo phong cách tái chế ở quận 2 (nay là TP Thủ Đức). Ở quán, từ bàn ghế đến các đồ vật trang trí đều là đồ cũ, tái chế do chính tay các thành viên đi nhặt và xin về, cũng như các bạn trẻ, người dân mang đồ cũ đến tặng.

Điểm ấn tượng của quán là hàng ngàn chai nhựa xếp thành tấm cách nhiệt tránh ánh nắng xuyên xuống. "Đây là 2.000 chai nhựa các bạn mang đến, tượng trưng 2.000 lời hứa với Sài Gòn về hạn chế sử dụng đồ nhựa, nếu lỡ sử dụng thì hãy cố gắng tái chế" - chị Trang mong mỏi.

Quán cà phê ra đời vào tháng 12-2020, đến nay trở thành điểm đến của nhiều người yêu tái chế và yêu nghệ thuật. Đây cũng là nơi chị Trang thường xuyên tổ chức các buổi workshop về bảo vệ môi trường dành cho trẻ em. 

Trong không gian quán cà phê tái chế có một góc triển lãm nho nhỏ mang tên Indochine (Đông Dương). "Quê tôi là Nam Định - nơi thời Đông Dương người Pháp thành lập Nhà máy dệt Nam Định. Tôi rất thích tìm hiểu những gì liên quan đến Đông Dương. Ở góc này tôi đặt giá sách về Đông Dương cùng sách về cắt may, nghệ thuật, học vẽ và trưng bày máy quay tơ để mọi người hiểu hơn" - chị Trang cho biết.

Khi làm ở bảo tàng, chị Trang tổ chức rất nhiều hoạt động như mang màu, than tre... từ Việt Nam sang hướng dẫn mọi người làm tranh Đông Hồ; mang máy quay tơ, khung cửi dệt lụa sang tặng cho bảo tàng; dạy dệt vải theo kỹ thuật truyền thống của người Việt Nam; nấu các món ăn Việt Nam khiến bạn bè xuýt xoa để "thấy Việt Nam hấp dẫn thế nào".

Chị còn làm nhiều chương trình cho các bảo tàng khác, các câu lạc bộ bạn bè quốc tế và đến giảng dạy về Việt Nam ở khoa văn hóa nghệ thuật của một trường đại học tại Tbilisi. Hình ảnh cô gái Việt duyên dáng với áo dài khiến mọi người quan tâm và đề nghị được vẽ chị với tà áo dài. Suốt 3 tháng trời, chị sắp xếp thời gian đến ngồi làm mẫu và không lấy tiền, chỉ lấy tranh "các bạn vẽ mình" làm kỷ niệm.

"Hơn 20 người vẽ mình từ nhiều góc và nhiều chất liệu khác nhau. Mình làm mẫu vì thấy rất vui, muốn biết hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong cảm nhận và qua nét cọ của các bạn nước ngoài sẽ như thế nào. Khi mình làm mẫu như vậy, nhiều người tò mò về Việt Nam rồi yêu tà áo dài Việt Nam và có ấn tượng rất tốt về Việt Nam" - chị Trang kể.

Hai nàng Hà Giang - Hương Giang và khát vọng về một cộng đồng kết nối

TTO - Mosia còn là nơi để người dùng thể hiện bản thân, xây dựng những mối quan hệ chất lượng cũng như trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình am hiểu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar