20/07/2025 07:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

15 năm từ Làng tôi đến GOm show, nhóm Đàn Đó nuôi ước mơ văn hóa bản địa Việt

Nhóm nghệ sĩ Đàn Đó mơ đưa văn hóa bản địa Việt lên sân khấu hiện đại. Họ hiện thực hóa nó suốt 15 năm qua, và thành quả mới nhất là GOm show.

GOm show - Ảnh 1.

Nhóm Đàn Đó và các nghệ sĩ chơi nhạc trò chuyện với khán giả sau đêm diễn GOm show ở TP.HCM tối 19-7 - Ảnh: MI LY

Từ năm 2009, một nhóm nghệ sĩ xiếc gặp gỡ và đồng điệu trong chuyến lưu diễn xiếc Làng tôi qua các nước châu Âu. 4 năm đi diễn, họ tiếp xúc nhiều cái hay, cái lạ từ những nền nghệ thuật đa quốc gia, và vun đắp trong mình ước mơ đưa văn hóa bản địa Việt Nam lên sân khấu hiện đại.

Sau 15 năm, thành quả mới của họ là GOm show - những bộ nhạc cụ từ tre, đất, gốm, nước; những đêm diễn khiến khán giả không rời mắt bởi sự độc đáo của âm nhạc, âm thanh, cùng thiết kế sân khấu giản dị nhưng tôn vinh được nét đẹp văn hóa Việt.

Từ Làng tôi đến GOm show

Nhóm Đàn Đó gồm Đinh Anh Tuấn (đạo diễn, chỉ đạo hình ảnh), Nguyễn Đức Minh (tác giả, chỉ đạo nghệ thuật), Nguyễn Quang Sự (giám đốc sáng tạo và giám tuyển không gian trình diễn) cùng nhóm nghệ sĩ trẻ mang GOm show từ Hà Nội vào TP.HCM. Đêm nhạc nhiều lần khiến khán phòng vỗ tay vang dội.

Những âm thanh độc đáo từ trống chum - nhạc cụ lớn nhất chương trình, đến đàn thuyền tranh, ang xoay, đàn niêu, chiêng sành, trống lãng khiến khán giả thực sự bất ngờ với những rung động nguyên sơ của chất liệu và văn hóa bản địa Việt Nam.

GOm show - Ảnh 2.

Tập thể nghệ sĩ của GOm show hào hứng giao lưu với khán giả TP.HCM - Ảnh: MI LY

Với trống chum, nhóm nghệ sĩ đã tận dụng xăm xe máy, một chất liệu rất rẻ về giá tiền, để làm phần cao su của trống chum. Khi giao lưu, khán giả được nghe nghệ sĩ Nguyễn Quang Sự chơi một đoạn trống chum đầy ngẫu hứng.

Gốm - chất liệu chính của GOm show - không chỉ là chất liệu làm nên nhạc cụ, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa con người và đất trời, đúng như ý tưởng của nhóm tác giả.

Nghệ sĩ Đinh Anh Tuấn bộc bạch với khán giả về hành trình của nhóm Đàn Đó: "Tre và đất đã gắn kết mấy anh em tôi, cùng nắm tay nhau mà đi đến ngày hôm nay.

Không phải khó khăn, mà rất khó khăn. Vì những gì mình làm không có những thành quả nhìn thấy ngay. Gia đình, người thân, bạn bè... thấy chúng tôi không bình thường, chỉ chăm chăm vào làm, cứ có tiền là đầu tư làm.

Sợi dây vô hình đã giúp các anh em 15 năm chia sẻ tất cả những ngọt bùi. Chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ ở đây về tinh thần ứng xử trong công việc, giữa mình với thiên nhiên và những giá trị. Điều đó cao hơn cả một chương trình. Đó là một tinh thần chúng tôi muốn đưa GOm đi xa".

Trailer của GOm show

Sẽ diễn định kỳ ở Hà Nội, tương lai là TP.HCM

Trước những chia sẻ quan tâm của khán giả về tác phẩm, nghệ sĩ Nguyễn Đức Minh giãi bày các nghệ sĩ đã làm việc rất nghiêm túc, từ gặp gỡ nghệ nhân trong những chuyến điền dã, cũng như mời nghệ nhân về làm việc ở Hà Nội. Họ từng làm dự án mời 50 nghệ nhân từ khắp nơi về làm việc ở Hà Nội trong một năm.

GOm show - Ảnh 3.

Nhóm Đàn Đó truyền lại tình yêu văn hóa bản địa cho các nghệ sĩ trẻ - Ảnh: MI LY

Nhóm Đàn Đó may mắn gặp gỡ các nghệ sĩ trẻ giàu tình yêu với âm nhạc bản địa và văn hóa truyền thống. Họ mang đến làn gió mới và sức trẻ cho chương trình, cùng sáng tạo ngẫu hứng trong khi luyện tập để rồi nghệ sĩ Nguyễn Đức Minh gom lại, hệ thống lại thành những chương và tác phẩm hoàn chỉnh.

Cuối chương trình, các nghệ sĩ trẻ phấn khích và xúc động khi chia sẻ được gắn kết vì âm nhạc. 

Họ vốn là những nhạc công được đào tạo từ trường lớp, sách vở, nhưng đến với GOm show đã được khám phá những cách chơi nhạc hoàn toàn khác, với những nhạc cụ không có trong trường lớp.

Để làm nên sự gắn kết trên sân khấu qua các tiết mục, các nghệ sĩ cũng gắn kết ngoài đời thực. 

Trên sân khấu, tài năng của họ hòa quyện và đưa khán giả lên với "chuyến du hành thời gian" từ Quay về, Thời đó, Xuôi dòng, Tìm Hani, Thấu đất, Con nước, Hòa biến, GOm...

Đó là một chuyến du hành liền mạch, không ngơi nghỉ, không cần sự dẫn dắt bằng lời nói, nhưng khán giả vẫn cảm nhận được câu chuyện được kể bằng âm nhạc. 

Để đưa được GOm show vào TP.HCM, tập thể nghệ sĩ và ê kíp mất 9 tháng chuẩn bị. Nhóm nghệ sĩ thông báo GOm show - cũng như Làng tôi - sẽ có lịch diễn định kỳ tại một nhà hát nhỏ ở trung tâm Hà Nội, mỗi tuần từ 2 - 3 buổi, từ nay đến đầu năm sau.

Sau thời gian hoạt động ổn định tại Hà Nội, ê kíp sẽ đưa chương trình vào diễn định kỳ ở TP.HCM, nhưng kế hoạch sẽ được công bố sau.

Sau À Ố show, Làng Tôi là Teh Dar và 'vòng tròn' 365 ngày

TTO - Chính thức ra mắt tại TP.HCM vào ngày 2-8-2016, chương trình nghệ thuật biểu diễn Teh Dar đã có tròn một năm trình diễn với hàng loạt suất diễn phục vụ khán giả trong và ngoài nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, chàng tráng sĩ yêu nước trong Bến nước Ngũ Bồ

Sau vai Trần Dinh trong Gánh cỏ sông Hàn, Chuông vàng vọng cổ Minh Trường sẽ tái ngộ khán giả với vở Bến nước Ngũ Bồ vào tối 20-7 tại Nhà hát truyền hình HTV.

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, chàng tráng sĩ yêu nước trong Bến nước Ngũ Bồ

Du khách thích thú trải nghiệm tự tay làm tranh sơn mài

Nhiều ý tưởng nghệ thuật được du khách thể hiện trên tranh sơn mài qua một hoạt động miễn phí.

Du khách thích thú trải nghiệm tự tay làm tranh sơn mài

Báo Tuổi Trẻ giúp giới trẻ thấy được khát vọng của chính mình

Nguyên giám đốc Đường sách TP.HCM (2016-2021) Quách Thu Nguyệt tâm sự với bà, báo Tuổi Trẻ luôn là người bạn đồng hành thiết thân, giúp bà hiểu được suy nghĩ, mong muốn của người trẻ trong hành trình trưởng thành.

Báo Tuổi Trẻ giúp giới trẻ thấy được khát vọng của chính mình

Ngày mới bình yên tuyệt đẹp ở xã vùng cao Hạnh Phúc

Khoảnh khắc bình yên đón ngày mới của người dân xã Hạnh Phúc (tỉnh Lào Cai) đẹp lung linh qua góc máy của nhiếp ảnh gia Vũ Ngọc Thiện.

Ngày mới bình yên tuyệt đẹp ở xã vùng cao Hạnh Phúc

Chụp ảnh là cách xả stress của tuổi già

Các tác giả Tào Lệ Hoa, Huỳnh Hùng, Đỗ Đăng Khoa, Đoàn Nhân và Nguyễn Trùng Nhị cùng góp sức tạo nên triển lãm ảnh Ngũ sắc đầy sắc màu.

Chụp ảnh là cách xả stress của tuổi già

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phục chế ngai vàng triều Nguyễn trả lại tình trạng giống nhất

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND TP Huế góp ý kế hoạch phục chế bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy hồi tháng 5 vừa qua.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phục chế ngai vàng triều Nguyễn trả lại tình trạng giống nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar