23/07/2020 16:21 GMT+7

15 doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam 'gây sốc' nhiều nước lân cận

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Việc 15 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam 'gây sốc' cho nhiều quốc gia lân cận. Do đó, nhiều nước khác sẽ quyết tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới.

15 doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam gây sốc nhiều nước lân cận - Ảnh 1.

Trưởng đại diện Jetro Nhật Bản tại Hà Nội cho biết để hưởng ưu đãi các doanh nghiệp sẽ phải xúc tiến ngay hoạt động đầu tư - Ảnh: N.AN

Chiều 23-7, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) họp báo thông tin về chương trình hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài của doanh nghiệp Nhật Bản.

Ông Takeo Nakajima, trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội, cho biết ngày 17-7 vừa rồi Jetro tổ chức buổi họp báo kết quả tuyển chọn lần thứ nhất 30 doanh nghiệp đăng ký nguyện vọng được dịch chuyển mở rộng sang các nước ASEAN.

"Có 15 doanh nghiệp đăng ký đầu tư sang Việt Nam, cho thấy Việt Nam đang rất được quan tâm. Đây là chương trình nằm trong mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN" - ông Takeo Nakajima cho biết và nhấn mạnh đây là sự đa dạng chuỗi cung ứng chứ không phải dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Theo ông Takeo Nakajima, do tác động của dịch bệnh COVID-19 lan rộng ở nhiều nước từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu, Mỹ, Trung Đông, châu Phi, việc sản xuất linh phụ kiện không được cung ứng theo kế hoạch, tác động nhiều lĩnh vực như ôtô, điện thoại di động, thiết bị, máy móc...

Thực tế tại Nhật Bản có giai đoạn thiếu hụt nhiều khẩu trang y tế cho việc chống dịch, thiếu nước rửa tay khử khuẩn, thiết bị bảo hộ cho y tế. Việc thiếu một linh kiện khiến việc hoàn thành sản phẩm khó khăn, không có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

Việc đa dạng chuỗi cung ứng cũng xuất phát từ đặc thù sản xuất của doanh nghiệp Nhật Bản.

Trước đây để cắt giảm chi phí, doanh nghiệp sẽ tập trung sản xuất với số lượng lớn để có chi phí rẻ hơn. Nhưng do tác động dịch bệnh lần này, việc thiếu linh kiện khiến việc hoàn thiện sản phẩm gặp khó khăn do nguồn cung ứng chỉ tập trung vào một quốc gia, đặt yêu cầu các doanh nghiệp phải phân tán chuỗi cung ứng 1 - 3 nơi.

"Trước đây Nhật Bản đã hình thành chuỗi cung ứng Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) và những năm trở lại đây mở rộng sang các nước ASEAN. Do đó để mở rộng chuỗi cung ứng lên 2-3 điểm, ASEAN là đối tác quan trọng.

Việt Nam là quốc gia kiểm soát dịch bệnh sớm nên doanh nghiệp kỳ vọng sớm được sản xuất tại Việt Nam. Về dài hạn, 10 - 15 năm tới với việc mở rộng cơ sở sản xuất tại đây, Việt Nam có thể trở thành thị trường tiềm năng vừa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa" - ông Takeo nói.

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ, ông Takeo cho rằng xu hướng mở rộng chuỗi cung ứng là quá trình lâu dài chứ không phải do dịch COVID-19 doanh nghiệp mới đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 diễn ra chính phủ mới chính thức triển khai chương trình này để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Thời điểm chính thức triển khai việc đa dạng chuỗi cung ứng ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, nhưng ông Takeo cho biết chương trình đưa ra quy định thời gian kết thúc. Cụ thể, đến tháng 3-2025 doanh nghiệp sẽ phải kết thúc chương trình, riêng với lĩnh vực y tế phải kết thúc sớm hơn vào tháng 3-2023.

Do đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chính thức khởi động để triển khai dự án, xây dựng kế hoạch chi tiết, đầu tư, sản xuất. Nếu việc đầu tư của doanh nghiệp thực hiện không đáp ứng được thời hạn trên, sẽ không được hưởng ưu đãi.

Về thông tin cụ thể từng dự án, ông Takeo cho hay danh sách 30 doanh nghiệp được công bố triển khai chương trình hỗ trợ đang ở giai đoạn xây dựng kế hoạch. Sau khi đồng thuận với kế hoạch này, Jetro sẽ có các trao đổi cụ thể và thỏa thuận với doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó doanh nghiệp đầu tư thiết bị, tiến hành sản xuất, sau đó thẩm định kế hoạch thực tế triển khai, đạt yêu cầu sẽ cung cấp khoản tiền hỗ trợ với mức hỗ trợ tối thiểu cho mỗi dự án 1 triệu yen và tối đa là 5 tỉ yen.

Tuy nhiên, ông Takeo cũng lưu ý việc 15 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đã "gây sốc" cho nhiều quốc gia lân cận. Do đó, nhiều nước khác cũng sẽ quyết tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới.

Đà Nẵng mời doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào du lịch, công nghệ cao, công nghệ thông tin

TTO - Ngày 17-7, ông Lê Trung Chinh, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đã mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực du lịch, công nghệ cao và công nghệ thông tin với cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.


NGỌC AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Công an tỉnh Lạng Sơn xác định đây là nhóm đối tượng hoạt động tội phạm theo phương thức đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, liên quan nhiều địa phương, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên giới.

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Cảng nước sâu Mỹ Thủy có khả năng đón tàu 100.000 tấn đang gấp rút thi công, để đưa 1 bến cảng vào hoạt động cuối năm 2025, cùng với mong muốn biến cảng này thành một trong những cảng trung tâm cả nước.

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar