28/03/2025 12:07 GMT+7

11 tỉnh thành được đề xuất giữ nguyên, bức tranh kinh tế ra sao?

Bức tranh kinh tế của các địa phương được đề xuất giữ nguyên đơn vị hành chính cấp tỉnh có sự chênh lệch đáng kể giữa miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

11 tỉnh thành được đề xuất giữ nguyên, bức tranh kinh tế ra sao? - Ảnh 1.

Tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ được giữ lại nguyên trạng theo đề xuất của Bộ Nội vụ - Ảnh: T.TH.

Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng.

Bao gồm: TP Hà Nội, TP Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Tỉnh/thànhDiện tích (km2)Dân số (người)Tốc độ
tăng trưởng (%)
TP Hà Nội3.3458.500.0006,52
TP Huế4.9471.160.2208,15
Lai Châu9.068482.10010,52
Điện Biên9.539635.9208,51
Sơn La14.109,81.300.1306,30
Lạng Sơn8.310,18802.0906,01
Cao Bằng6.700,39543.0506,74
Quảng Ninh6.206,91.362.8808,42
Thanh Hóa11.120,64.357.52312,16
Nghệ An16.493,703.327.7919,01
Hà Tĩnh5.9941.323.2147,48
Nguồn: MPI, TCTK

Ấn tượng một tỉnh miền núi phía Bắc tăng trưởng trên 10%

Theo quy định tại nghị quyết 1211, đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện.

Tỉnh miền núi, vùng cao diện tích từ 8.000km2, dân số 0,9 triệu; tỉnh còn lại diện tích 5.000km2, dân số 1,4 triệu. Thành phố trực thuộc trung ương diện tích 1.500km2, dân số 1 triệu.

Trong các địa phương trên, hai TP trực thuộc trung ương có diện tích bé nhất với Hà Nội và TP Huế, song Hà Nội là địa phương có số dân đông nhất trong khi Huế là TP có diện tích lớn nhưng số dân chưa bằng một số tỉnh khác như Hà Tĩnh, Sơn La, Quảng Ninh. 

Tuy vậy, hai TP này đều đáp ứng yêu cầu về diện tích, dân số của nghị quyết 1211.

Với 9 địa phương còn lại, Hà Tĩnh có diện tích bé nhất, trong khi Lai Châu là địa phương có dân số thấp nhất. Nếu xét theo các tiêu chí của nghị quyết 1211, hầu hết các địa phương đều đáp ứng quy mô diện tích.

Tuy vậy, nhiều tỉnh không đáp ứng yêu cầu về dân số khi các tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích lớn nhưng dân số rất ít như Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn. 

Đặc biệt, Cao Bằng là tỉnh không đáp ứng tiêu chí quy mô diện tích và dân số. Trong khi đó, các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có có quy mô diện tích (ngoại trừ Hà Tĩnh) khá lớn, với số dân đông.

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024, gây ấn tượng nhất là một tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, gồm Lai Châu và Thanh Hóa đều tăng trên 10%. 

Hà Nội có tốc độ tăng trưởng tương đương với ba tỉnh miền núi phía Bắc khác là Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng. Trong khi đó, Huế có mức tăng trưởng gần bằng với Điện Biên, Quảng Ninh, Nghệ An, cao hơn Hà Tĩnh.

Ba tỉnh không thu hút được vốn FDI

Tỉnh/thànhQuy mô kinh tế
(tỉ đồng)
GRDP bình quân đầu người (USD/người)Thu hút FDI
(triệu USD)
Thu ngân sách (tỉ đồng)
TP Hà Nội1.430.0003.3602.161,17505.344
TP Huế80.0002.97923,3511.200
Lai Châu31.0242.19702.543
Điện Biên31.6631.88501.559
Sơn La76.6262.2520,334.100
Lạng Sơn49.7362.3890,1310.732
Cao Bằng25.2042.72502.517
Quảng Ninh347.5003.9772.871,553.217
Thanh Hóa318.7523.700485,6056.400
Nghệ An216.9432.7241.74925.096
Hà Tĩnh112.8552.2446,0618.100
Nguồn: MPI, GSO

Xét về quy mô hinh tế, Hà Nội là địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất, tiếp đến là Quảng Ninh và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Năm tỉnh miền núi phía Bắc có quy mô kinh tế cộng lại gần bằng tỉnh Nghệ An, trong khi Huế là TP trực thuộc trung ương nhưng quy mô kinh tế nhỏ hơn rất nhiều so với các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Số thu ngân sách giữa các địa phương cũng có sự chênh lệch, ngoại trừ TP Hà Nội có mức thu cao nhất nhì cả nước, các địa phương Bắc Trung Bộ và Quảng Ninh có mức thu khá tốt, các địa phương trung du miền núi phía Bắc với quy mô kinh tế nhỏ nên mức thu ngân sách ở mức rất thấp, đều dưới 10.000 tỉ đồng.

Trong thu hút FDI, ngoài ba tỉnh không thu hút được FDI là Lai Châu, Điện Biên và Cao Bằng, ba tỉnh thành thu hút FDI tốt nhất là Quảng Ninh, Hà Nội và Nghệ An.

Xếp hạng tỉnh thành: 28 địa phương có quy mô GRDP tương đương nơi giàu nhất nước

Có 8 tỉnh, thành phố nằm trong nhóm có quy mô kinh tế GRDP cao nhất nước với mức trên 300.000 tỉ đồng, trong khi có 28 địa phương có GRDP dưới mức 100.000 tỉ đồng.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Với thông điệp 'Thêm giá trị cho mỗi chuyến công tác', ngày 22-5 Vietnam Airlines chính thức ra mắt chương trình LotusBiz, dành riêng cho tổ chức và doanh nghiệp.

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm

Đà Nẵng thu gần 2.000 sản phẩm không rõ xuất xứ gắn nhãn hiệu nổi tiếng ở các phố du lịch; Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng ngôn từ quảng cáo lố trong quảng cáo mỹ phẩm; Bắt nhiều vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc...

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar