13/10/2021 09:51 GMT+7

11 hiệp hội phản ứng mạnh dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - 11 hiệp hội cho rằng phiên bản chỉnh lý sửa đổi sau buổi họp thẩm định tại Bộ Tư pháp về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020 không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho phát triển đất nước, mà còn cần làm rõ cơ sở pháp lý.

11 hiệp hội phản ứng mạnh dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020 - Ảnh 1.

Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020 tiếp tục gây tranh cãi khi đưa ra lấy ý kiến do ảnh hưởng ở hầu hết các hiệp hội ngành hàng, lĩnh vực sản xuất - Ảnh: T.V.N.

Chủ tịch của 11 hiệp hội ngành hàng lớn đã đồng loạt kiến nghị đến Chính phủ cùng bộ trưởng của 10 bộ sau khi nghiên cứu rất kỹ phiên bản chỉnh lý sửa đổi sau buổi họp thẩm định tại Bộ Tư pháp về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020 (do Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng), vì "thấy vẫn còn khá nhiều nội dung lớn không phù hợp với các luật hiện hành và điều kiện thực tiễn Việt Nam".

Các hiệp hội ngành hàng nhấn mạnh những nội dung tiếp tục giữ lại trong dự thảo "không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho phát triển đất nước, mà còn phát sinh thủ tục hành chính".  

Đặc biệt, việc "cần làm rõ cơ sở pháp lý" ở một số nội dung như báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đã nêu là hết sức quan trọng, bởi nghị định hướng dẫn chi tiết ban hành tới đây không được đưa ra những điều nằm ngoài quy định của Luật bảo vệ môi trường, không tạo mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác.

Cụ thể, các hiệp hội khẩn thiết kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm.

Cần sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư - kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.

Bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR (quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - PV) và Hội đồng EPR do không có đề cập hay quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Việc này chỉ làm tăng biên chế bất hợp lý và quy chế hoạt động có nhiều điểm trái với các luật hiện có.

Cần phải bổ sung khung pháp lý và khung pháp lý phải rõ ràng nhằm quản lý "đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải" do các quy định trong dự thảo sử dụng khoản đóng góp này không đúng mục đích, trái luật.

Điều chỉnh tỉ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỉ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam, không để mức quy định thiếu phù hợp, chưa rõ cơ sở khoa học, thiếu công bằng, phí chồng phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1-2025 để có thời gian xây dựng công nghiệp tái chế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng được khả thi, đồng thời giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch COVID-19

Ngoài các kiến nghị nêu trên, các hiệp hội ngành hàng còn kiến nghị  Bộ Tư pháp cần thẩm định lại toàn bộ các nội dung còn chưa đúng, chưa phù hợp với các quy định pháp luật lẫn thực tế.  

Đồng thời nhấn mạnh dự thảo cần tuân thủ đúng ý kiến chỉ đạo của Chính phủ "đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về môi trường nhưng hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh", cũng như các nghị quyết của Chính phủ "không làm tăng thêm quy định hành chính và thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp".

Việc tích hợp bảy giấy phép thành một giấy phép nhìn qua tưởng là cải cách, thực ra chỉ là bảy nội dung gộp vào một tờ giấy phép, song lại là nguy cơ lớn gây tăng thủ tục hành chính, khi chỉ một nội dung trong bảy nội dung thay đổi thì doanh nghiệp lại phải đi xin cấp lại giấy phép môi trường, với các thủ tục nhiêu khê.

Luật Bảo vệ môi trường được thông qua dù chuyên gia còn băn khoăn

TTO – Chiều 17-11, với 443/466 đại biểu có mặt tán thành, dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được thông qua dù vẫn còn ý kiến đại biểu và chuyên gia bày tỏ băn khoăn.

TRẦN VŨ NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; Gỡ nút thắt để nâng hạng thị trường chứng khoán; LPBank sắp chi gần 7.500 tỉ đồng trả cổ tức...

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Sun Group báo lãi tăng vọt, hé lộ quy mô nợ vay

Sun Group vừa báo lãi sau thuế năm 2024 đạt hơn 848,9 tỉ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2023. Đây là số liệu đã được tập đoàn này đính chính thay vì mức lỗ cả nghìn tỉ như báo cáo trước đó.

Sun Group báo lãi tăng vọt, hé lộ quy mô nợ vay

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Hiệp hội Gia cầm Việt Nam khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội về trứng gà giả là bịa đặt và kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin sai sự thật.

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Sân bay Liên Khương dự kiến đóng cửa 6 tháng để sửa

Sân bay quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng) sẽ tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng để sửa chữa đường băng và đường lăn với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.

Sân bay Liên Khương dự kiến đóng cửa 6 tháng để sửa

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Sở Y tế TP.HCM cho hay, trong năm 2024, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 174 cơ sở bán buôn thuốc, 344 cơ sở bán lẻ thuốc, 40 cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ dược liệu và ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Con gái bầu Đức không ‘xoay’ đủ tiền mua 4 triệu cổ phiếu

Bà Đoàn Hoàng Anh, con gái ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã không mua được bất kỳ số cổ phiếu nào trong số 4 triệu đơn vị đã đăng ký.

Con gái bầu Đức không ‘xoay’ đủ tiền mua 4 triệu cổ phiếu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar